Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn triển khai các dự án, công trình trọng điểm nhằm tạo "cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo sức lan tỏa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm tới.


Nhà thầu huy động máy móc, nhân lực thi công Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối quốc lộ 6 (TP Hòa Bình), phấn đấu hoàn thành trong năm 2024.

Huyện Kim Bôi được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đô thị sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà đầu tư triển khai các dự án đô thị du lịch sinh thái. Trong đó có 2 dự án trọng điểm (DATĐ) của tỉnh là đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La   (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại 2 xã     Kim Bôi và Cuối Hạ. Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 2 dự án này.

Đối với tuyến đường liên kết vùng dài 16,3 km, đi qua 6 xã: Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Tiến, Vĩnh Đồng và thị trấn Bo, huyện Kim Bôi đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan bàn giao cho chủ đầu tư một số khu vực để thi công các cầu cạn; đồng thời triển khai các khu tái định cư, thực hiện các thủ tục điều chỉnh đất lúa, đất rừng theo quy định.

Đối với dự án cáp treo Cuối Hạ có tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng, quy mô khoảng 189ha, huyện đang phối hợp triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư (TĐC), xây dựng các công trình phụ trợ như trường học, khu nghĩa trang… bàn giao đất cho nhà đầu tư có thể khởi công dự án vào quý I/2024. Khi 2 DATĐ trên địa bàn huyện Kim Bôi hoàn thành sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao, mở ra không gian phát triển cho tỉnh và khu vực. 


Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực thi công Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn).


Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là công trình đại thủy nông lớn của miền Bắc được tỉnh đưa vào danh mục các DATĐ để tập trung chỉ đạo. Dự án có tổng mức đầu tư được điều chỉnh trên 4.128 tỷ đồng, dung tích hồ chứa khoảng 91 triệu m3 nhằm cấp nước tưới cho khoảng 6.460 ha đất canh tác của 13 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thuỷ, tưới cho hàng nghìn ha của huyện Thạch Thành (Thanh Hoá), cấp nước cho khu công nghiệp Lạc Thịnh và cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Vụ Bản. Đây là dự án có khối lượng GPMB, di dân TĐC lớn, chỉ đứng sau thủy điện Hòa Bình với hơn 600 hộ bị ảnh hưởng, hàng nghìn ngôi mô phải di dời.

Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: UBND huyện được giao làm CĐT hợp phần GPMB, xây dựng TĐC. Cấp ủy, chính quyền huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc vận động nhân dân ủng hộ chủ trương của dự án, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng TĐC. UBND huyện thực hiện xây dựng 8 điểm TĐC, san nền 616 lô cấp cho 8 xóm của các xã: Văn Nghĩa, Bình Hẻm, Yên Phú. Xây dựng 2 tuyến đường tránh ngập với tổng chiều dài 16,967 km. Thực hiện công tác GPMB để xây dựng hệ thống đường ống cấp nước dài khoảng 36 km. Các điểm TĐC đã hoàn thành san nền và bàn giao cho hộ dân xây dựng nhà cửa. Các đơn vị thi công khẩn trương thi công các hạng mục xây dựng nhà văn hóa, trường học, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, đổ bê tông mặt đường... UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng TĐC, thi công dự án. Phấn đấu hết năm 2024 hoàn thiện mặt đập chính, tràn xả lũ, nhà quản lý, đường quản lý vận hành, hoàn thiện lắp đặt thiết bị quan trắc, điện chiếu sáng, hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối vào năm 2024 và hoàn thành toàn bộ dự án vào ngày 30/6/2026, trước kế hoạch 6 tháng. 

Tỉnh ta xác định và đưa 14 DATĐ trong và ngoài ngân sách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Đến nay đã khởi công 3/6 dự án sử dụng vốn đầu tư công gồm: dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), đường kết nối thị trấn Lương Sơn với thị trấn Xuân Mai (Hà Nội), dự án đường nối đường Trần Hưng Đạo với phường Dân Chủ, TP Hòa Bình kết nối QL 6; khởi công 2/8 dự án ngoài ngân sách gồm: tuyến cáp treo Hương Bình - xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội), dự án sản xuất xi măng và bột nhẹ Xuân Thiện - Hòa Bình.

Xác định các DATĐ có ý nghĩa rất quan trọng tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển KT-XH, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo các DATĐ của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban; phân công trách nhiệm cụ thể cho thành viên, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức họp theo chuyên đề từng dự án, nhóm dự án; rà soát giải quyết những vấn đề về GPMB, TĐC, chuyển đổi đất rừng, đất lúa, các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu việc chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, các DATĐ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương. Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bí thư các Huyện ủy, Thành ủy, người đứng đầu các sở, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của tỉnh năm 2023, chủ trương lấy sản phẩm cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về GPMB, hỗ trợ TĐC, triển khai các thủ tục theo quy định là tiêu chí đánh giá năng lực, xếp loại cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Theo đó, một số nhiệm vụ quan trọng được hoàn thành như: đã khởi công dự án cáp treo Hương Bình; hoàn thành chỉnh trang đô thị, đặc biệt là chỉnh trang 2 bên bờ sông Đà, đưa vào vận hành tuyến phố đi bộ trong    Đề án phát triển kinh tế ban đêm thành phố Hòa Bình năm 2023; tiến độ GPMB đường liên kết vùng (đoạn Kim Bôi) được đẩy nhanh, bàn giao cho CĐT...

 Năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu khởi công đường Hòa Lạc - Hòa Bình giai đoạn II và đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trong quý I/2024; hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp: Yên Quang, Bình Phú, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh và một số cụm công nghiệp. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo các DATĐ của tỉnh đã chỉ đạo Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và CĐT, các đơn vị liên quan chủ động làm hết trách nhiệm, tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng TĐC; tiến độ chuyển đổi đất rừng, đất lúa, thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định; xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ khó khăn cho từng việc, từng dự án để tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiến độ giải ngân; lấy hiệu quả chỉ đạo các DATĐ là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu nhằm sớm khởi công, hoàn thành các dự án quan trọng, tạo sự phát triển mạnh mẽ cho KT-XH của tỉnh. 



Lê Chung

Các tin khác


Nông sản đặc trưng "vượt sóng” xuất ngoại

Năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với "cú huých” từ sự ổn định tương đối trong năm 2022, cùng những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nông sản xứ Mường tiếp tục có thêm cơ hội vươn tới những thị trường mới, đặc biệt là những thị trường xuất khẩu khó tính.

Đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực vượt khó hoàn thành thắng lợi các mục tiêu năm 2024

LTS: Năm 2023 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sức mạnh đoàn kết, sự năng động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước thềm Xuân mới 2024, đồng chí BÙI VĂN KHÁNH, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho phóng viên Báo Hòa Bình cuộc phỏng vấn, chia sẻ về những nỗ lực, thành công; đồng thời nhận định về cơ hội, thách thức và quyết tâm của tỉnh trong năm mới để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Ấp ủ xây dựng thương hiệu “lợn rừng Hòa Bình”

Ấp ủ xây dựng trang trại với những sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương, gia đình anh Bùi Thanh Minh ở xóm Trung Hoa, xã Phú Lai (Yên Thủy) thành công với mô hình chăn nuôi lợn rừng. Việc xây dựng thương hiệu "lợn rừng Hòa Bình” trên các trang mạng xã hội Facebook, TikTok, Youtube… đã giúp sản phẩm vươn xa, khẳng định chất lượng ở thị trường trong tỉnh và các địa phương lân cận.

Tháng 1, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 1.280 tỷ đồng

Trong tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 1,97% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Xuất nhập khẩu có tín hiệu khởi sắc, thu ngân sách tăng 13,24%

Theo Tổng cục Hải quan, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tháng 1/2024 đạt 30.648 tỷ đồng, bằng 8,17% dự toán, tăng 13,24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục