Trong những năm gần đây, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đang tạo ra bước chuyển nhanh trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, từ đó hình thành nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất có hiệu quả cao. Những mô hình HTX này đang là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.


Mô hình trồng cây nha đam dược liệu ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Từ nhiều năm nay, hơn 1.000m2 đất vườn của gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) chỉ trồng rau và cây tạp. Có thời điểm chị trồng nhiều rau mang ra chợ bán, lúc rau nhiều thì giá rẻ, lúc không có thì rau đắt. Tính ra công trồng rồi  tự lo việc tiêu thụ nên thu nhập chẳng là bao. Có lúc chị không muốn làm để cỏ mọc. Thời gian qua, gia đình chị đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây nha đam với sự hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ của HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú (Tân Lạc). Chị đăng ký trồng 5 nghìn gốc trên khoảng 1.000m2, sau 7 - 8 tháng có thu. Chị Lý cho biết: Nếu không có liên kết, không tham gia HTX thì sản phẩm cũng chẳng biết bán cho ai. Tham gia vào HTX tôi học hỏi được nhiều kỹ thuật làm nông nghiệp, đặc biệt là việc tiêu thụ.

Chị Nguyễn Thị Bảy, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú cho biết: Từ cuối năm 2022, HTX đưa cây nha đam vào trồng ở 4 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, đến nay đã trồng được gần 50 ha. HTX và Công ty CP BioBee  Việt Pháp ký hợp đồng đến năm 2024 trồng khoảng 100 - 200 ha cây nha đam. HTX nhận ủy quyền thu mua sản phẩm cho thành viên và các hộ liên kết. Giá thu mua hiện tại bình quân 2.400 đồng/kg. Theo cơ quan chuyên môn và qua tìm hiểu được biết, nhu cầu nguyên liệu từ cây nha đam lớn, ứng dụng trong sản xuất thạch, nước uống và sữa chua nha đam, sản xuất mỹ phẩm, làm đẹp da, tác dụng tốt với tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm viêm loét dạ dày, hỗ trợ giảm cân, sản xuất các loại nước rửa chén, bát... Ngoài ra còn có tác dụng chống sâu răng, hôi miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng; trị tình trạng khô môi; hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu; thanh nhiệt, đào thải độc tố; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi... Đây là cây trồng phù hợp với đất đồi có độ dốc vừa phải, cho thu nhập bước đầu khả quan. Nhiều người cho rằng, nếu đầu ra và giá ổn định thì đây là cây giúp người dân xóa nghèo. Trong thời gian tới, HTX đầu tư xưởng sơ chế, tiến tới tự sản xuất các sản phẩm như nước giặt, nước rửa bát… để cung cấp cho thị trường. Khi đã tự sản xuất được sẽ giúp bà con trong tỉnh thuận lợi tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, nhiều HTX đã tổ chức liên kết giữa nông dân, HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất truyền thống. Một số mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, có sự liên kết, hợp tác, có chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cụ thể đã khắc phục được những yếu kém của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong tiêu thụ nông sản, mở rộng thị trường, từ đó giúp nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân và thành viên.

Sản phẩm lợn bản địa ở huyện Đà Bắc được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm với hình thức nhỏ lẻ. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và mong muốn đưa ngành chăn nuôi lợn bản địa trở thành hướng thoát nghèo cho bà con vùng cao, tháng 8/2022, HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh (Đà Bắc) được thành lập, chọn hướng chăn nuôi truyền thống và chọn giống lợn bản địa.

Bà Xa Thị Sinh, xóm Tràm, xã Tân Pheo (Đà Bắc) cho biết: Tham gia vào HTX gia đình tôi được mượn giống, gây đàn lên hơn 10 con, thức ăn chăn nuôi chủ yếu tận dụng rau cỏ vườn nhà. Nuôi giống lợn này dễ bán, giá thành cao, khi cần lúc nào cũng có thể bán được. Từ nuôi lợn để cải thiện đời sống gia đình, giờ đây   đã trở thành hàng hóa để thoát nghèo.

Cũng từ hộ nuôi nhỏ lẻ, gia đình ông Hà Văn Vững ở xóm Tràm, xã Tân Pheo đã mở rộng quy mô chăn nuôi lợn bản địa lên 70 con. Ông dự tính tiếp tục nhân đàn khoảng 200 con.

Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh cho biết: Từ trước khi thành lập HTX, gia đình tôi đã cung ứng sản phẩm thịt lợn bản địa ở huyện Đà Bắc đến nhiều thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hình thức chăn nuôi chủ yếu thả vườn đồi, chất lượng thịt thơm ngon. Sau khi thành lập, HTX định hướng phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng từ chuồng trại đến bàn ăn. Để nhân giống, HTX vận động những gia đình có giống lợn bản địa cho các xã viên, người liên kết nuôi rẽ với hình thức ăn chia giống mẹ hoặc con. Khi lợn sinh sản tạo điều kiện cho các hộ khác gây giống. Đến nay, HTX có khoảng 2.000 con lợn đen bản địa với 53 hộ chăn nuôi. Sản phẩm thịt lợn của HTX đã có mặt ở thị trường trong tỉnh và các thị trường: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh… Sản phẩm chất lượng, được giá, tiêu thụ mạnh, người chăn nuôi không lo đầu ra.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình HTX xây dựng thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ông Ninh Văn Nghị, Giám đốc Công ty TNHH CooPlus (Hà Nội) cho biết: Qua xây dựng chuỗi đã nâng cao giá trị sản phẩm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm tốt nhất. Đồng thời nâng cao việc chuyên môn hóa, thu nhập, giúp người dân sống được bằng nghề và xóa đói, giảm nghèo cho địa phương.


Việt Lâm

Các tin khác


Cán bộ, đảng viên nêu gương trong thực hiện quy định về quản lý đô thị, đất đai

Quán triệt các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) gắn với việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, quy định về công tác xây dựng Đảng, Thành ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; cán bộ lãnh đạo, quản lý; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý đô thị (QLĐT), quản lý đất đai (QLĐĐ) trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP thuỷ sản

Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thuỷ sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững.

Xã Mường Chiềng nỗ lực giảm nghèo

Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 8 xóm, 946 hộ với 4.070 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.

Người dân đang hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, có mặt hầu hết trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi. Hoạt động chuyển khoản, không dùng tiền mặt (KDTM) không chỉ diễn ra ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà ngày càng phổ biến hơn tại nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, điều mà trước đây hiếm thấy.

Nông dân xã Thu Phong góp sức giữ vững các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Với trên 620 hội viên nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Thu Phong (Cao Phong) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo. Qua đó góp phần giữ vững các tiêu chí NTM nâng cao tại địa phương, nổi bật nhất là tổ chức các mô hình phát triển kinh tế và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục