Chiều 18/6, tiếp tục chương trình rà soát, tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương bàn về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.


Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.

Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa gồm 4 chương, 18 điều, 17 phụ lục. Đối tượng áp dụng là cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng đất trồng lúa và các đối tượng khác có liên quan đến nội dung: Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa; sử dụng một phần diện tích đất trồng lúa để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng các công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa; nộp tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa.

Thực hiện nhiệm vụ tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định trên, Bộ NN&PTNT đã nhận được 21 ý kiến, trong đó, 17 ý kiến đồng ý toàn bộ đối với dự thảo, 4 ý kiến cơ bản đồng ý và có thêm ý kiến khác.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp vào các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng đất trồng lúa; quy định về trình tự, thủ tục nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; cơ chế hỗ trợ địa phương sản xuất lúa… Ngoài ra, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nội dung chỉ đạo liên quan đến quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; định hướng các đại biểu bàn thêm về giải pháp căn cơ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh một số nội dung chỉ đạo và khẳng định: Đây là một trong những Nghị định quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về lĩnh vực đất đai, đưa Luật Đất đai đi sâu vào cuộc sống và có những tác động tích cực đến đời sống người dân. Bộ NN&PTNT tiếp thu ý kiến đóng góp tại hội nghị, khẩn trương hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Khánh An


Các tin khác


Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Thực hiện nội dung thành phần 2 - phát triển hạ tầng KT - XH cơ bản đồng bộ, hiện đại đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối vùng miền thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. 

Toàn tỉnh có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký thành lập trên 4.750 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đạt gần 73% dự toán pháp lệnh

Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến hết tháng 5/2024, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh thực hiện khoảng 2.758,5 tỷ đồng, đạt 72,9% dự toán pháp lệnh, đạt 50,2% dự toán HĐND tỉnh, bằng 202,3% so với cùng kỳ. Trong đó, thu tiền sử dụng đất thực hiện khoảng 1.330,9 tỷ đồng, đạt 161,7% dự toán pháp lệnh, đạt 66,5% dự toán HĐND tỉnh; thu thuế, phí (trừ tiền sử dụng đất) thực hiện 1.427,7 tỷ đồng, đạt 48,3% dự toán pháp lệnh, đạt 40,8% dự toán HĐND tỉnh.

Cao Dạ cẩm - kết tinh từ loại dược liệu quý

Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Mường ở huyện Yên Thủy đã biết dùng cây dạ cẩm hay còn gọi là dây ruột gà, dây ngón cúi để chữa bệnh đường ruột. Dạ cẩm được các thầy lang, mế Mường, thầy thuốc nam dùng để phối trộn với một số vị thuốc nam khác thành bài thuốc chữa bệnh đường ruột hiệu quả. Ngày nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến công dụng của cây dạ cẩm. Để loại dược liệu quý này phát huy tối đa công dụng, HTX Nông nghiệp Yên Trị, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm Cao Dạ cẩm.

Hội Nông dân huyện Cao Phong: Giải ngân 300 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân

Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, thu nhập ổn định, từ đầu tháng 5/2024, Hội Nông dân huyện Cao Phong đã hướng dẫn Hội Nông dân các xã, thị trấn và các hội viên xây dựng dự án, bình xét các hộ có nhu cầu vay vốn. Qua khảo sát, nắm tình hình từ nhu cầu chính đáng của hội viên, Hội Nông dân huyện nhận thấy việc xây dựng "mô hình chăn nuôi dê sinh sản” tại xã Hợp Phong là cần thiết.

Huyện Kim Bôi: Phấn đấu đến hết năm 2025, có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, huyện Kim Bôi có 6/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), gồm các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Vĩnh Đồng, Mỵ Hòa, Đông Bắc, Vĩnh Tiến (đạt 37,5%); chưa có xã đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục