Hồ Hòa Bình có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy sản (PTTS) gắn với du lịch. Hồ có nhiều eo ngách, diện tích các eo ngách lớn thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) hàng hóa. Nơi đây được coi là kho tàng quý giá về nguồn lợi sinh vật và thủy sản. Theo kết quả điều tra, khu hệ cá hồ thủy điện Hòa Bình có 123 loài thuộc 79 giống, 19 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm, giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa về nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, trên hồ Hòa Bình có gần 5.000 lồng nuôi cá, qua đó góp phần tạo ra các sản phẩm thủy sản đặc sản, có thương hiệu, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và tiêu dùng.
Nuôi cá lồng bè trên hồ Hòa Bình phát triển nhanh. Nếu như năm 2015 mới có trên 2.300 lồng thì đến năm 2023 tăng lên gần 5.000 lồng, tổng sản lượng nuôi trồng đạt gần 5.390 tấn. Cùng với đó là nghề khai thác thủy sản diễn ra khá sôi động, sản lượng khai thác tăng từ 1.500 tấn năm 2015 lên 2.400 tấn năm 2023.
Đặc biệt, hồ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nhiều điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh đa dạng để phát triển du lịch. Năm 2016, hồ Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia đến năm 2030, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
KDL hồ Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong du lịch tỉnh. Hiện đã có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn hoá các dân tộc, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực, nhà hàng, bến thuyền… Năm 2023, KDL hồ Hòa Bình đón trên 710 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế 38 nghìn lượt, khách nội địa 672 nghìn lượt, đáp ứng được tiêu chí số khách đến của KDL quốc gia.
Nắm bắt được xu hướng, nhu cầu của khách du lịch khi đến hồ Hòa Bình là tham quan Nhà máy thủy điện, vui chơi giải trí trên mặt nước, du lịch tâm linh, ngắm cảnh hồ, tìm hiểu văn hóa bản địa, thưởng thức ẩm thực địa phương… nhiều hộ đã phát triển nuôi cá lồng gắn với du lịch. Theo tổng hợp, hiện có hơn 20 hộ NTTS trên hồ Hòa Bình đã đăng ký loại hình hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái. Các hộ chủ động kết hợp vừa nuôi cá, vừa đầu tư thuyền du lịch để phục vụ đưa đón khách vào các điểm tham quan trong KDL. Du khách ngoài được tham quan cảnh đẹp hồ còn được tham quan các nhà bè NTTS, trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong đánh bắt, NTTS, thưởng thức các món ăn chế biến từ thủy sản… tạo ra sản phẩm du lịch mới, lạ, độc đáo, thu hút du khách.
Nhằm xây dựng các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ PTTS hồ Hòa Bình phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tạo cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng PTTS, du lịch, góp phần thúc đẩy KT-XH và phát triển bền vững cho KDL hồ Hòa Bình nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Đề án "PTTS hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030”.
Theo đó, quan điểm của tỉnh là PTTS hồ Hòa Bình gắn với du lịch phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển và Quy hoạch chung xây dựng KDL quốc gia hồ Hòa Bình, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. PTTS gắn với du lịch theo định hướng phát triển NTTS ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển theo chuỗi liên kết bền vững.
Phát triển NTTS hồ Hòa Bình đảm bảo hiệu quả, bền vững; đa dạng đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi... PTTS gắn với du lịch bắt nguồn từ sự chủ động của địa phương, người dân, doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán truyền thống để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng có thương hiệu, chất lượng, hấp dẫn khách du lịch…
Mục tiêu của tỉnh là hình thành vùng nuôi trồng, khai thác thủy sản có cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch, thu hút du khách và gắn với các tua, tuyến, điểm du lịch. Phát triển sản xuất chọn lựa các loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm thủy sản đặc sản, đặc hữu, đặc trưng, có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và đáp ứng tiêu dùng, chế biến, hướng đến xuất khẩu…
Để hiện thực hoá mục tiêu, các nhiệm vụ được UBND tỉnh đề ra là tổ chức điều tra, đánh số lồng bè, lập hồ sơ lồng bè và xây dựng phương án sắp xếp lồng bè thành 8 vùng NTTS tập trung gắn với các điểm du lịch khu vực hồ Hòa Bình. Phát triển mô hình NTTS kết hợp với kinh doanh, dịch vụ, du lịch trên lồng, bè như tham quan, học tập, câu cá giải trí, trải nghiệm về nuôi thủy sản. Đầu tư phát triển nuôi cá lồng theo hướng công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, các loài đặc sản, loài bản địa...
Đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng NTTS tập trung gắn với du lịch. Thu hút đầu tư nhà máy chế biến sâu các sản phẩm thủy sản, để thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm từ thủy sản đặc sản của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm…
Bình Giang
Chiều 4/7, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC, ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Theo đó, kể từ ngày 01/7 - 31/12/2024, giảm mức thu từ 10 - 50% của 36 khoản phí, lệ phí được quy định như sau:
Ngày 4/7, Thường trực Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tổ chức đánh giá kết quả công tác hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; quán triệt Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
Sáng 4/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 30/6/2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
6 tháng đầu năm 2024, bên cạnh những tín hiệu tích cực trong tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) thì có nhiều thách thức trong công tác thu hồi thuế nợ. Tính đến ngày 31/5, tổng số tiền thuế nợ khoảng 3.876 tỷ đồng, bằng 70,4% dự toán HĐND tỉnh. Ngành Thuế đang nỗ lực triển khai các biện pháp đôn đốc và thu hồi nợ nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2024.
Cuối năm 2022, từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội LHPN xã Văn Sơn (Lạc Sơn) nhận ủy thác, chị Bùi Thị Thâm, hộ hội viên nghèo ở xóm Ráy được vay 30 triệu đồng đầu tư mô hình nuôi vịt cổ xanh. Quá trình tổ chức lại sản xuất, chị được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra chị kết hợp trồng rừng và mở cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cuộc sống gia đình chị Thâm từ đó dần ổn định. Kết quả rà soát các tiêu chí năm 2023, gia đình chị đủ điều kiện ra khỏi hộ nghèo.