Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) đã tiếp sức cho hộ nghèo huyện Tân Lạc, góp phần cùng địa phương triển khai hiệu quả hơn các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).


NHCSXH huyện Tân Lạc giải ngân kịp thời vốn ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Cùng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc, chúng tôi về xóm Hày Dưới, xã Vân Sơn - 1 trong 3 xã vùng cao của huyện. Cuộc sống đồng bào dân tộc Mường nơi đây đổi thay nhiều so với chục năm về trước. Thời điểm chúng tôi đến, Hày Dưới rộn ràng bước vào vụ mới. Tạm gác lại những bận rộn, anh Hà Văn Huy tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang giữa ngút ngàn màu xanh của vườn cây ăn quả.

Với cơ ngơi hiện tại, ít ai có thể hình dung gia đình anh từng nằm trong danh sách những hộ nghèo nhất xã. Thông qua Hội Nông dân, gia đình anh sớm được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH. Khoản vay 8 triệu đồng đầu tiên, anh đầu tư nuôi gà, lợn. Chăn nuôi phát triển, trả được nợ ngân hàng, gia đình anh thoát nghèo và vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để đầu tư nuôi bò, lợn. Ngoài ra, gia đình anh vay 14 triệu đồng từ chương trình HSSV cho đứa con đầu theo học tại Trường Đại học Y Thái Bình.

Từ vốn vay NHCSXH, ở huyện Tân Lạc nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả. Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Thực, xóm Chuông, xã Mỹ Hòa trước đây là một trong những hộ khó khăn nhất xóm. Đến năm 2019, được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH, gia đình ông có điều kiện phát triển kinh tế. Ông dùng số tiền này đầu tư nuôi trâu vỗ béo, nuôi lợn và trồng bưởi. "Đối với những hộ khó khăn thì vốn vay từ NHCSXH có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản. Nhờ được vay vốn chính sách mà kinh tế của gia đình khá hơn trước, thu nhập ổn định hơn” - ông Thực chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc, trên địa bàn huyện đang thực hiện 15 chương trình TDCS; tổng dư nợ đạt 574.960 triệu đồng với trên 12 nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, tăng 375.438 triệu đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

Nhờ có nguồn vốn TDCS đã góp phần thực hiện những mục tiêu cơ bản nhất trong các CTMTQG như giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn lực tài chính, tạo sinh kế phù hợp, vươn lên thoát nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều hộ nhờ nguồn vốn TDCS được hỗ trợ xây nhà ở, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường... từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giúp địa phương đạt được những tiêu chí cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Người dân có điều kiện tham gia đóng góp sức người, sức của thực hiện dự án, tiểu dự án trong các CTMTQG.

Đồng chí Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Trong 10 năm qua, nguồn vốn TDCS đã góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 4.200 lao động; giúp hộ nghèo xây dựng được 1.002 ngôi nhà để ổn định đời sống; xây dựng 6.464 công trình nước sạch và công trình vệ sinh. Với kết quả đó, có thể nói TDCS đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số, ổn định an ninh, chính trị tại địa phương.

Hải Yến


Các tin khác


“Trụ cột” giảm nghèo bền vững

Hơn 20 năm hiện diện, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành "trụ cột” quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tín dụng chính sách (TDCS) đã giúp hàng vạn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên khó khăn.

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc những tháng cuối năm

Theo kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất, trong quý III, tỉnh phải đạt mức tăng trưởng GRDP gần 18% và quý IV đạt trên 12%. Để hoàn thành mục tiêu này, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, tỉnh cần có những giải pháp mang tính đột phá để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Xã Văn Nghĩa dồn lực làm đường giao thông nông thôn

Những năm qua, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân nhằm sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông, tạo thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống người dân.

Khẩn trương hoàn thành việc nhập dữ liệu vốn đầu tư công năm 2024 trên hệ thống TABMIS

Sở Tài chính đã ban hành Công văn số 2085/STC-QLNS, ngày 12/7/2024 gửi các sở, ban, ngành; các ban quản lý dự án chuyên ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố thông báo về việc phối hợp nhập dữ liệu vốn đầu tư công (VĐTC) trên hệ thống TABMIS.

Lực đẩy giải ngân đầu tư công

Điểm sáng nổi bật, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao năng lực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024 đó là Chính phủ đã kiến tạo nhiều lực đẩy, phát huy tối đa khả năng giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặc dù nhiều bộ, ngành, địa phương đã tăng tốc nhưng kết quả giải ngân vẫn còn hạn chế.

Mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sau 2 buổi kiểm tra thực tế triển khai các tuyến đường bộ cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiều 13/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục