Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần tạo sức bật trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Tuy nhiên, đây cũng được xem là tiêu chí khó thực hiện nhất bởi đòi hỏi nguồn lực lớn. Từ thực tế đó, tỉnh Hòa Bình đã huy động, lồng ghép mọi nguồn lực nhằm phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn xã Phong Phú (Tân Lạc) được đầu tư nâng cấp, phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển KT-XH địa phương.
Huyện Lạc Sơn thực hiện tiêu chí giao thông gặp không ít khó khăn khi nguồn lực đầu tư cho phát triển giao thông hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp. Lồng ghép các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), trọng tâm là Chương trình xây dựng NTM, từ năm 2019 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa 106 công trình giao thông, trên 128km đường được bê tông hoá với tổng mức đầu tư hơn 454 tỷ đồng.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Huyện tập trung đầu tư vào các dự án mang tính trọng điểm nhằm tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển KT-XH cho địa bàn khó khăn. Không chỉ huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, mở đường, ra quân làm đường giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến đường giao thông do huyện quản lý được cứng hoá 100%; các tuyến giao thông do xã quản lý cứng hoá đạt 49,4%.
Năm 2024, tổng nguồn vốn kế hoạch huy động thực hiện CTMTQG xây dựng NTM của tỉnh trên 2.963 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương trên 161 tỷ đồng; ngân sách cấp tỉnh, huyện trên 214 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nông thôn trên 1.527 tỷ đồng. Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ cho các huyện, thành phố nguồn vốn đầu tư phát triển đợt 1 thực hiện 165 dự án, gồm 41 dự án chuyển tiếp, 124 dự án khởi công mới với kinh phí 227,8 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển đợt 2 cho các địa phương thực hiện 3 dự án trên 4 tỷ đồng; vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các CTMTQG năm 2024 tổng kinh phí 38,6 tỷ đồng.
Cùng với nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh đã phân bổ nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện trên 214 tỷ đồng; lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn của tỉnh trên 1.527 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM, NTM nâng cao. Ngoài ra, huy động 2.000 tỷ đồng từ các nguồn vốn tín dụng và hơn 60 tỷ đồng từ các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng NTM.
Đồng chí Hoàng Văn Tuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT cho biết: Từ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, Chi cục đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp thống nhất xây dựng phương án phân bổ vốn. Việc xây dựng kế hoạch vốn của chương trình trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức vốn và tỷ lệ đối ứng. Trong quá trình thẩm định danh mục dự án, công trình đầu tư, tỉnh luôn ưu tiên tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là các tuyến giao thông liên xã, xóm và các xã có kế hoạch về đích NTM.
Năm 2024, tỉnh đã phân bổ cho các huyện đầu tư xây dựng hơn 300 công trình giao thông và duy tu, bảo dưỡng nhiều công trình từ nguồn CTMTQG xây dựng NTM. Ngoài ra, lồng ghép nguồn vốn chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xây dựng 69 công trình giao thông (đường ngõ xóm, nội đồng); 33 công trình đường trung tâm xã, đường liên xã thuộc các xã đặc biệt khó khăn.
Công tác quản lý, bảo trì đường giao thông, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn các xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện được thực hiện thường xuyên. Đến nay, có 88/129 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông thuộc Bộ tiêu chí xã NTM, đạt 68,2%. Hiện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng; 90% thôn, xóm có đường giao thông từ xã đến thôn, xóm được cứng hóa. Tỉnh phát huy mạnh mẽ phong trào làm đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng NTM, đảm bảo an toàn giao thông vùng cao, vùng xa.
Đinh Hòa
Trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới có phục hồi nhưng không mạnh mẽ và bền vững; cùng với đó là tình hình khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, xung đột quân sự Nga - Ukraine… đã ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Song hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình trong nửa đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc.
Những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).
Vàng vững giá trong phiên giao dịch ngày 26/8, gần mức cao kỷ lục gần đây, trước những dự đoán chắc chắn về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Chín và nhu cầu trú ẩn an toàn do rủi ro địa chính trị ở Trung Đông.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 26/8 cho biết, sẽ cử một phái đoàn phát triển thị trường gồm 15 công ty xuất khẩu thiết bị nông nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam từ ngày 26-31/8 nhằm quảng bá các sản phẩm thiết bị nông nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc, giúp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu.
"Trong các tháng đầu năm 2024, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, yêu cầu thời gian tới phải tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân với quyết tâm cao, không để VĐTC trở thành "điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi chủ trì hội nghị nghe báo cáo về tình hình giải ngân kế hoạch VĐTC của tỉnh đến ngày 31/7/2024.
Với phương châm "mở rộng đường làng, đất vàng cũng hiến”, người dân xóm Trẹo, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã gương mẫu, đi đầu trong phong trào hiến đất, mở rộng đường giao thông để xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phong trào có sức lan tỏa rộng khắp, tạo hiệu ứng tích cực trong nhân dân, góp phần làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn.