Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Lạc Thủy đã tạo đột phá trong thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT). Từ đây giúp địa phương khắc phục được tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất và thu nhập cho người sản xuất.


Nhiều hộ ở xã An Bình (Lạc Thuỷ) đưa cơ giới hoá vào sản xuất đã giải phóng sức lao động.

Xã An Bình là điểm sáng trong thực hiện DĐĐT. Từ năm 2019 - 2023, xã đã thực hiện dồn đổi được 381ha, bằng 42,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (dồn điền 7 thửa/hộ còn 2,4 thửa/hộ), thực hiện vượt kế hoạch đề ra. Quá trình thực hiện, xã vận động nhân dân hiến được 34.200m2 đất làm đường giao thông và thuỷ lợi nội đồng. Năm 2019, xã đầu tư nâng cấp tuyến kênh mương các thôn: Ninh Nội, Ninh Ngoại, Đồng Bầu, Đức Bình, Thắng Lợi; năm 2023 đầu tư kênh mương thôn Phú Tường; năm 2024 đề nghị đưa vào danh mục đầu tư, nâng cấp, sửa chữa của hồ Rộc Cọ và hồ Cây Mào. 

Đồng chí Quách Công Mười, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: DĐĐT kết hợp với việc đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, cơ giới hóa giúp giảm công làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch sản phẩm; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới thông qua tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; ước lượng giảm công lao động bình quân từ 6 công/sào sau dồn điền còn 4 công/sào.

Theo thống kê, đến hết năm 2023, diện tích thực hiện DĐĐT toàn huyện là 620ha, bao   gồm: diện tích DĐĐT 572,84ha, chiếm 92,39%; dồn điền nhưng không đổi thửa 19,81ha, chiếm 3,19%; đổi thửa nhưng không dồn điền 27,35ha, chiếm 4,41%. Nguồn lực huy động thực hiện DĐĐT trên 21,1 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh 9.972 triệu đồng; ngân sách huyện 2 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 9.128 triệu đồng; hiến đất 38.200m2, trị giá 7.334,4 triệu đồng; hiến tài sản, tiền mặt trị giá 3.581 triệu đồng; hiến công lao động 2.972 ngày công, trị giá 445,8 triệu đồng.

DĐĐT đã có tác động tích cực đến sản xuất trồng trọt, khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa bình quân giảm từ 7 - 8 thửa/hộ còn 3,98 thửa/hộ. Việc tổ chức sản xuất, gieo trồng trên thửa đất mới thuận lợi, nhanh chóng, tạo động lực thúc đẩy cơ giới hóa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và xây dựng vùng sản xuất hàng hoá. Trên những diện tích đã thực hiện DĐĐT, nông dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, đưa giống cây trồng có năng suất, chất lượng vào sản xuất; từng bước thay đổi phương thức, cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tư duy kinh tế nông nghiệp, tăng quy mô liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn thực   hành nông nghiệp tốt (GAP)... Giá trị thu nhập trên 1ha canh tác tăng 29% nhờ tổ chức lại không gian sản xuất tại các khu đồng đã thực hiện DĐĐT. Trên các vùng đã thực hiện DĐĐT được quan tâm đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả như: sản xuất lúa chất lượng cao tại xã An Bình; liên kết sản xuất và tiêu thụ lá dâu phục vụ chuỗi nuôi tằm của Hợp tác xã kỹ thương đồn điền Chi Nê…

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Huyện phấn đấu đến năm 2025 dồn điền được 1.020 ha. Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực, tự nguyện tham gia DĐĐT để tích tụ đất đai, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất hàng hóa. Xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất trên diện tích đã thực hiện DĐĐT. Phát triển mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện các mô hình tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ DĐĐT. Huy động nguồn lực đo đạc địa chính, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.


Hải Linh

Các tin khác


Hàn Quốc thúc đẩy xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam

Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 26/8 cho biết, sẽ cử một phái đoàn phát triển thị trường gồm 15 công ty xuất khẩu thiết bị nông nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam từ ngày 26-31/8 nhằm quảng bá các sản phẩm thiết bị nông nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc, giúp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu.

Không để vốn đầu tư công trở thành “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế

"Trong các tháng đầu năm 2024, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, yêu cầu thời gian tới phải tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân với quyết tâm cao, không để VĐTC trở thành "điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi chủ trì hội nghị nghe báo cáo về tình hình giải ngân kế hoạch VĐTC của tỉnh đến ngày 31/7/2024.

Điểm sáng phong trào hiến đất làm đường ở xã Tú Sơn

Với phương châm "mở rộng đường làng, đất vàng cũng hiến”, người dân xóm Trẹo, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã gương mẫu, đi đầu trong phong trào hiến đất, mở rộng đường giao thông để xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phong trào có sức lan tỏa rộng khắp, tạo hiệu ứng tích cực trong nhân dân, góp phần làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn.

Huyện Cao Phong: Gần 21,5 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, trong 7 tháng qua, đơn vị đã giải ngân đối với 10 chương trình tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt trên 71,6 tỷ đồng/1.472 lượt khách hàng vay vốn.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc

Không chỉ có đời sống kinh tế, điều kiện vật chất ngày càng tốt lên mà mức hưởng thụ về tinh thần của người dân ngày một cải thiện. Đó là thành quả quan trọng, cũng là mục tiêu huyện Lạc Sơn tiếp tục hướng tới trong triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Hiện nay, tổng dân số toàn huyện là 15,7 vạn người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 8%, dân tộc Mường 91%, còn lại 1% dân tộc khác... Trên địa bàn có 13 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 22 xóm ĐBKK thuộc xã khu vực I, khu vực II.

“Điểm tựa” của hội viên nông dân huyện Kim Bôi

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay đến hội viên nông dân (HVND). Qua đó góp phần giúp hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục