Theo Chi cục Phát triển nông thôn, sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Hòa Bình đã cấp giấy chứng nhận được cho 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Hiện nay, toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giảm 55 sản phẩm do giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã hết hạn theo quy định.
Các sản phẩm OCOP tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023.
Trong 103 sản phẩm, có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao, 15 sản phẩm hạng 4 sao, 86 sản phẩm hạng 3 sao. Trong đó có 70 sản phẩm nhóm thực phẩm, 14 sản phẩm nhóm đồ uống, 11 sản phẩm nhóm thảo dược, 7 sản phẩm nhóm thủ công mỹ nghệ, 1 sản phẩm nhóm dịch vụ du lịch và bán hàng.
Các sản phẩm OCOP tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh được khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, cá sông Đà, sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng bát độ; hay nhóm dược liệu như: cao cà gai leo, cao xạ đen và sản phẩm du lịch cộng đồng, thổ cẩm dân tộc.
V.Đ
Giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường và các liên kết tiêu thụ được mở rộng, thúc đẩy là những dấu ấn quan trọng trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tại huyện Lạc Sơn. Cùng với đó, hàng hóa nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của địa phương khẳng định hiệu quả kinh tế bền vững, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi tỉnh Hưng Yên đang từng bước đẩy mạnh chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang tập trung, quy mô lớn đảm bảo an toàn sinh học.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, để chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm người nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tập trung sản xuất, chăm bón rau màu cũng như đẩy mạnh tái đàn gia súc, gia cầm.
Thực hiện Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), năm 2024, tỉnh Hòa Bình phân bổ nguồn vốn sự nghiệp hơn 166 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn mới được giải ngân gần 5%.
Ngày 24/10, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Lộc Phát Việt Nam chi nhánh Hoà Bình (LPBank Hòa Bình) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) tổ chức ký kết thoả thuận hợp tác thực hiện chương trình tổ liên kết vay vốn, phát triển các dịch vụ của LPBank.
Đó là khẳng định của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn "Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” lần thứ hai - năm 2024. Diễn đàn diễn ra sáng 24/10 tại Hà Nội, do VCCI, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ban Tuyên giáo T.Ư và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức.