Trên thế giới đã có khoảng 100 quốc gia có tổ chức BHTG và khoảng 20 quốc giá khác đang xúc tiến việc nghiên cứu thành lập tổ chức này. Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ Pháp luật – VP Chính phủ, về mô hình này.

Bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy, thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền gửi. 

v
Bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro

Về bản chất, tổ chức BHTG dù được tổ chức và hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào: là tổ chức tài chính thuộc Chính phủ hay thuộc Quốc hội; một định chế tài chính độc lập… họat động của tổ chức BHTG vẫn cơ bản dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít. Đây là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy, thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức BHTG để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền gửi.

Trong kinh tế hiện đại, BHTG có và phải thực hiện được vai trò nhất định trong việc tham gia quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tham gia bảo hiểm khác, và hơn nữa là có vai trò trong giám sát và góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.

Ở các nước phát triển, tham gia giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia thường bao gồm 5 cơ quan là: Bộ Tài chính; Ngân hàng trung ương; cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; tổ chức BHTG và cơ quan giám sát quốc gia về tài chính - tiền tệ. Trong đó, tổ chức BHTG có vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát an toàn, phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin và cùng chịu trách nhiệm với các cơ quan khác về sự an toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính - tiền tệ.

Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ rằng, vai trò tham gia giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia của BHTG không phải với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay mà là một định chế tài chính độc lập cùng gánh vác và chia sẻ trách nhiệm đó với các cơ quan nhà nước và các định chế tài chính khác thông qua hoạt động nghiệp vụ BHTG.

u
Một hội nghị bảo hiểm tiền gửi quốc tế

Với vị trí và vai trò này, tổ chức BHTG có những chức năng và mục tiêu sau đây:

- Chức năng tổ chức nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Đây là chức năng chủ yếu của BHTG. Tổ chức BHTG sinh ra là để thực hiện chức năng bảo hiểm cho tiền gửi của những người gửi tiền ở các tổ chức có huy động tiền gửi của dân chúng. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị phá sản thì tổ chức BHTG đứng ra chi trả tiền bảo hiểm cho người dân. Để thực hiện chức năng này, tổ chức BHTG tiến hành các nhiệm vụ như: cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho các tổ chức tham gia BHTG; thu phí bảo hiểm; cung cấp thông tin, tư vấn cho người gửi tiền; thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản và cuối cùng là tiến hành xử lý (thanh lý và thu nợ) đối với tổ chức tham gia BHTG bị đóng cửa.

- Chức năng tham gia giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, góp phần bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường của hệ thống tài chính – tín dụng. Đây là chức năng không thể thiếu của tổ chức BHTG và có tính chất bổ trợ cho chức năng bảo hiểm nói trên. Để thực hiện tốt chức năng bảo hiểm, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cũng như phòng chống đổ vỡ, ngăn chặn trước những sự kiện bảo hiểm có thể xẩy ra, tổ chức BHTG phải tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG. Từ kết quả giám sát, tổ chức BHTG đưa ra những khuyến nghị cho các tổ chức tham gia BHTG nhằm ngăn ngừa rủi ro, hạn chế đổ vỡ và trong giới hạn cho phép, tổ chức BHTG còn có thể hỗ trợ, thậm chí có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG khi có dấu hiệu mất an toàn.

- Chức năng đầu tư kinh doanh. Đây là một chức năng còn nhiều tranh cãi, nhất là trong nghiên cứu xây dựng mô hình BHTG ở các nước đang phát triển. Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, BHTG chỉ đơn thuần là một công cụ trong tay Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ chi trả tiền cho dân cư khi có một tổ chức tín dụng bị đổ vỡ. Và do vậy, tổ chức BHTG không phải là một tổ chức có chức năng kinh doanh, không đầu tư, không tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong điều kiện của kinh tế hiện đại, tổ chức BHTG ở các nước phát triển không phải chỉ đơn thuần là công cụ của Chính phủ nhằm hạn chế những đổ vỡ tín dụng mang tính dây chuyền mà còn là một định chế tài chính độc lập, được quản trị và điều hành như một công ty và hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Và khả năng tài chính của tổ chức BHTG không phải chỉ lệ thuộc vào những đồng vốn ngân sách luôn ít ỏi của Chính phủ mà nó phải tăng cường năng lực tài chính từ chính hoạt động của mình.

Vì vậy, BHTG cần phải có và phải làm tốt chức năng đầu tư tự tìm kiếm lợi nhuận, để tự tăng cường năng lực tài chính để bảo đảm có đủ khả năng xử lý rủi ro mà không cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ.

Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào từng thời kỳ mà xác định chức năng này của BHTG là khác nhau. Chẳng hạn như ở nước ta, BHTG Việt Nam hiện nay là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng trong tương lai đây sẽ là vấn đề cần phải được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp khi tổ chức BHTG đã thực sự lớn mạnh.

BHTG nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia, tránh đổ vỡ dây chuyền hoặc khủng hoảng. Tạo ra một cơ chế BHTG chính thức trong việc xử lý đổ vỡ ngân hàng.
Trước hết, tổ chức này tạo ra cơ chế giám sát, cảnh báo, ngăn chặn và hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG phòng tránh rủi ro trong kinh doanh. Từ đó góp phần rất lớn vào bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia và tránh được những đổ vỡ có tính dây chuyền, thường là căn nguyên của những cuộc khủng hoảng tài chính, thậm chí là khủng hoảng kinh tế.

Tính đến thời điểm này, trên thế giới đã có khoảng 100 quốc gia có tổ chức BHTG và khoảng 20 quốc giá khác đang xúc tiến việc nghiên cứu thành lập.

Ở nhiều quốc gia, tổ chức BHTG hoạt động như những doanh nghiệp thực sự, tự chịu trách nhiệm và có đủ năng lực tài chính để xử lý những đổ vỡ ngân hàng, Chính phủ không cần thiết phải can thiệp hoặc chỉ can thiệp, hỗ trợ khi có khủng hoảng, đổ vỡ hàng loạt.

Có nước, tổ chức BHTG lớn mạnh đến mức sử dụng lợi nhuận của mình để chia lại cho các tổ chức tham gia BHTG, tức là chia lại lợi nhuận cho các ngân hàng là những người tham gia bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm.  Ngoài ra, việc thu phí bảo hiểm được áp dụng theo cơ chế định phí trên cơ sở định mức tín nhiệm. Ngân hàng nào hoạt động an tòan, có uy tín càng cao thì mức phí bảo hiểm phải nộp càng thấp, và ngược lại. Từ đó, tạo ra sự công bằng cũng như động lực cho sự cạnh tranh trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

Việc xác định mô hình tổ chức BHTG VN trong giai đoạn tới cần tính tới các mô hình hiện đại theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đồng thời cũng phải phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Theo chúng tôi, BHTG Việt Nam nên được tổ chức, quản trị và điều hành theo mô hình công ty, có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành (Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc) và bộ máy giúp việc.

g
Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (tỷ VNĐ)

Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức BHTG, đó là:

Mô hình chuyên chi trả. Theo mô hình này, tổ chức BHTG được thành lập chỉ nhằm thực hiện một nhiệm vụ duy nhất đó là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. Mô hình này thường tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức BHTG mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.

Mô hình chi trả với quyền hạn được mở rộng. Theo đó, BHTG còn được trao thêm một số quyền hạn mở rộng, như: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong thanh toán; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản… Qua đó cũng làm tăng thêm các mục tiêu cần đạt được của chính sách công như hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng… Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay về cơ bản được tổ chức và hoạt động theo mô hình này.

Mô hình giảm thiểu rủi ro. Đây là một mô hình tiên tiến và cũng khá phổ biến trên thế giới. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và ngân hàng trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức tín nhiệm của tổ chức tài chính; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ. Tổ chức BHTG của Việt Nam tới đây cần nghiên cứu, học tập mô hình này.

                                                                                   Theo Vnn

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực ngân hàng

Chiều 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh về thực hiện công tác thông tin, truyền thông lĩnh vực ngân hàng. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 

Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục