Nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã biết tận dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

Nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã biết tận dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

(HBĐT) - “Năm 2009, ngành Nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng với sức mạnh từ nội lực, chúng ta đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình thông qua những thành quả đáng ghi nhận”. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khi nhìn lại một năm sản xuất đầy biến động và cho rằng: 365 ngày qua là 365 ngày nông nghiệp tỉnh ta gồng mình vượt khó.

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm nhìn nhận: “Có những lúc, sức tàn phá của thiên tai, dịch bệnh tưởng như đã có thể dồn người nông dân đến bước đường cùng. Nhưng sự hỗ trợ và định hướng kịp thời của ngành chức năng và chính quyền các cấp đã tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân, giúp họ chủ động đứng lên, gồng mình vượt qua mất mát để tiếp tục hướng tới những giá trị mà họ mong muốn đạt được trong quá trình sản xuất nông nghiệp”.

 

Chưa nói đến những thách thức mà ngành Nông nghiệp tỉnh nhà phải đối mặt khi vận động trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Chỉ cần nhớ lại diễn biến bất thường của thời tiết và dịch bệnh trong năm qua cũng đã đủ để thấm thía nỗi lao đao của người nông dân khi họ phải liên tiếp gánh chịu những áp lực lớn. Đầu tiên là đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ ngày 31/10 - 03/11/2008 gây thiệt hại nặng nề cho vụ đông xuân 2008 – 2009 với diện tích 4.500 ha ngô, màu bị ngập úng, 634 ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập tràn, hàng loạt công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, giá trị thiệt hại khoảng trên 110 tỷ đồng. Tiếp đó, nguy cơ bùng phát dịch lở mồm long móng ở trâu, bò khiến địa bàn các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thuỷ… “nóng” lên từng ngày, nhiều hộ chăn nuôi rơi vào tình trạng khốn đốn. Vụ hè thu 2009 tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến bất lợi của thời tiết, kèm theo sức tàn phá khủng khiếp của các loại sâu bệnh hại trên cây trồng như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và đặc biệt, sự phát triển mạnh trên diện rộng của tập đoàn rầy trên lúa đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân nhiều vùng. Hậu quả là sản lượng lúa toàn tỉnh năm 2009 đã giảm 2,5% so với năm 2008. Trong đó, riêng tập đoàn rầy đã gây hại trên 4.950 ha lúa vụ hè thu, làm giảm trên 1.000 tấn sản lượng.

 

Anh Bùi Văn Ngũ (Sào Báy, Kim Bôi) kể lại: Vụ hè thu 2009, nhà tôi trồng hơn 3.000 m2 lúa. Khi lúa bắt đầu chắc hạt thì bị nhiễm rầy cục bộ. Nguy cơ cháy rầy lan ra cả ruộng đã hiển hiện trước mắt. Nhưng sau đó, nhà tôi cũng như nhiều hộ trong xã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách phun thuốc kháng rầy và khoanh vùng dịch bệnh. Nhờ đó không những vớt vát được vụ mùa mà nhiều hộ còn đảm bảo được năng suất cao hơn cùng kỳ năm ngoái…   

 

Đối với nhiều hộ nông dân trong tỉnh, năm 2009 là một năm sản xuất đầy biến động và ẩn chứa không ít rủi ro. Chính vì vậy sự vào cuộc kịp thời của ngành chức năng và sự hỗ trợ của chính quyền các cấp đã giúp họ vượt qua khó khăn. Khắc phục hậu quả và kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo khung thời vụ và diện tích gieo trồng, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn bà con cách tận dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để đầu tư thâm canh, quán triệt định hướng khoanh nuôi bảo vệ và phát triển mạnh kinh tế rừng. Chính quyền các huyện, thành phố đã quan tâm chỉ đạo sâu sát cơ sở, kịp thời hỗ trợ nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác phòng chống dịch bệnh và ứng dụng KHCN vào sản xuất. Công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi phát huy tốt vai trò. Đội ngũ khuyến nông viên, thú y viên cơ sở trở thành người bạn tin cậy của nhà nông. Công tác quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi ngày càng được chú trọng. Nhiều nguồn vốn được linh hoạt lồng ghép và sử dụng hiệu quả, tạo nền tảng vững vàng cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn…

 

Năm 2009, ngành nông nghiệp tỉnh nhà tiếp tục khẳng định vị thế ổn định trong cơ cấu kinh tế chung, với cơ cấu GDP chiếm 36,7%, mức tăng trưởng 4,14%, tổng sản lượng lương thực đạt trên 33,7 vạn tấn, tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Kết quả trên phản ánh nỗ lực và bản lĩnh của ngành nông nghiệp trong một năm gồng mình vượt khó. Bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn của một năm sản xuất đầy cam go, ngành nông nghiệp tỉnh ta tiếp tục hướng tới năm 2010 bằng bản lĩnh sẵn sàng đối mặt và vượt qua thách thức./. 

 

 

                                                                        Phan Anh

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục