Việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước chỉ là bước đệm để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu cổ phần hóa

 

Việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thành công ty TNHH một thành viên đã cơ bản về đích trước ngày 1-7 - thời điểm Luật DNNN hết hiệu lực. Nhưng việc đúng hẹn này cũng còn nhiều vấn đề phải bàn.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn cho các công ty khi chuyển sang cổ phần. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Chạy tiến độ
 
Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 1-7, cả nước còn 1.206 doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước. Về cơ bản, các DN đã chuyển đổi xong, chỉ còn khoảng 40 DN thuộc thẩm quyền của địa phương chưa được chuyển đổi.
 
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng việc cán đích này chỉ mang tính hình thức để thực hiện Luật DN. Lẽ ra, việc cổ phần hóa DNNN được làm trong 4 năm nhưng tiến trình cổ phần hóa rất chậm. Đến ngày 1-7, các DN chưa cổ phần hóa đều phải chuyển đổi mô hình để hoạt động theo Luật DN vì Luật DNNN hết hiệu lực. Do đó mới có cuộc chạy đua nước rút rất vội vã. Theo điều lệ chuyển đổi, vốn DN vẫn là vốn sở hữu Nhà nước, không thay đổi nhân sự, không đánh giá tình trạng kinh doanh. Như thế chỉ đem lại tác dụng rất hạn chế. TS Lê Đăng Doanh đưa ra trường hợp tái cơ cấu Vinashin đúng trước “giờ G” là một điển hình cho việc chạy tiến độ.
 
Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tư vấn VFAM VN, cũng đánh giá đây chỉ là sự chuyển đổi về mặt hình thức cho phù hợp với cam kết WTO chứ không phải điểm dừng cuối cùng. Về mặt nội dung, cần phải mất nhiều năm, không thể làm ngày một ngày hai. Những DN này sớm muộn gì cũng phải đi tiếp bước chuyển đổi thành công ty cổ phần, trừ những DN thuộc diện Nhà nước phải chi phối về vốn.
 
Với cái nhìn lạc quan, một số cơ quan quản lý coi đây là bước đệm để tăng tốc quá trình cổ phần hóa DNNN vốn đang ì ạch nhiều năm nay. Tiến độ này ngày càng chậm vì những DN đủ điều kiện đã cổ phần hóa xong, số còn lại đều là những DN có vướng mắc về thủ tục, quá lớn về quy mô, khó khăn về tài chính... Năm 2009, cả nước chỉ cổ phần hóa được 60 DN và bộ phận DN, đạt 8,4% kế hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do kinh tế suy giảm, khó phát hành trái phiếu.
 
Bình mới, rượu cũ?
 
Ông Trần Tiến Cường, Trưởng Ban Cải cách và Phát triển DN (Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương), cho biết đây chỉ là bước đệm để DN thực hiện mục tiêu cổ phần hóa. Việc Nhà nước nắm giữ 100% vốn nhằm phân loại các DNNN cần thoái vốn hoặc vẫn giữ chủ sở hữu sau khi cổ phần hóa. Việc chuyển đổi nhằm hai mục tiêu lớn là tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi DN, không kể thành phần kinh tế, chủ sở hữu và khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệu quả của DNNN. Trở thành công ty TNHH một thành viên, DN chỉ có một chủ sở hữu và chỉ chịu trách nhiệm trước ông chủ này. Đồng thời khắc phục được tình trạng nhiều đầu mối, thụ động, chờ đợi hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.
 
Tuy nhiên, vấn đề quản trị DN, cụ thể là các chức danh chủ chốt của DN sau chuyển đổi lại chưa được quy định rõ ràng trong điều lệ chuyển đổi. Một chuyên gia kinh tế nhận định quản trị DNNN đang tồn tại 3 vấn đề chính. Đó là chưa xác định được chủ sở hữu Nhà nước một cách rõ ràng; Nhà nước chưa là chủ sở hữu chuyên nghiệp và chưa bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền của chủ sở hữu Nhà nước nên chưa đủ khả năng đảm nhiệm vai trò của một nhà đầu tư vốn. Thực thi các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại các DNNN thông qua hệ thống người đại diện đang phát sinh nhiều bất cập. Đây chính là một vướng mắc lớn trong quá trình chuyển đổi DNNN.
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục