Năm 2010, kế hoạch xuất khẩu (XK) sẽ tăng 6% so với năm 2009 - là năm kim ngạch XK giảm sút tệ hại - nên tổng kim ngạch XK dự kiến khoảng 60,5 tỉ USD.

 

Với mục tiêu này, chỉ cần sau 9 tháng, đã có các nhận định hoạt động XK sẽ hoàn thành vượt mức. Nhưng nếu nhìn lại chiến lược XK giai đoạn 2006 - 2010, câu chuyện sẽ khác. Và phải so sánh với chiến lược XK cả giai đoạn này mới lý giải được hiện trạng tình hình ngoại thương nước ta.

Chế biến dứa xuất khẩu tại Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình). 	Ảnh: TTXVN
Chế biến dứa xuất khẩu tại Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình). Ảnh: TTXVN

Bài 1: Xuất khẩu không hoàn thành mục tiêu

Chiến lược phát triển XK 5 năm 2006-2010 được phê duỵệt theo Quyết định số 156/QĐ-TTg - ngày 30.6.2006 có hai mục tiêu: “Đến năm 2010 kim ngạch XK khoảng 72,5 tỉ USD; tiến tới cân bằng XK-NK vào những năm đầu sau năm 2010...”.

Thực tế cho thấy, với sự tăng trưởng XK của 3 năm 2006 - 2008, đặc biệt là năm 2008, hoạt động XK của Việt Nam có quyền lạc quan về mục tiêu đặt ra. Nhưng với nền XK không bền vững, hoạt động XK chỉ chú trọng vào nhóm mặt hàng tài nguyên thô, sản phẩm XK là hàng gia công và phải qua trung gian... nên khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trong năm 2009, đã làm đảo lộn mọi tính toán. Do đó việc đặt kế hoạch XK năm 2010 tăng 6% như đã nêu ở trên như đã có sự “lãng quên” hay “lảng tránh” đối với mục tiêu 72,5 tỉ USD.

Chưa có nền tảng vững chắc

Để cấu thành chỉ tiêu kim ngạch XK 72,5 tỉ USD nói trên, chiến lược XK đã đưa ra hàng loạt nhóm hàng được coi là thế mạnh XK của nền kinh tế VN cùng những phương án để thực hiện.

Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) được đánh giá là mặt hàng XK có nhiều lợi thế so sánh, giàu tiềm năng nên đã có hẳn một đề án chiến lược. Theo đó, với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, đến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch 1,5 tỉ USD. Nhưng mục tiêu này ngay từ năm 2006 chỉ đạt mức tăng trưởng 10,8%. Những năm tiếp theo càng không “gỡ” được nên đến năm 2010, mục tiêu XK 1,5 tỉ USD thực sự trở nên xa vời đối với nhóm hàng này.

Đồ gỗ XK với nhiều năm tăng 40%/năm, đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD vào năm 2004, nên mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt 5,5 tỉ USD với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 30%/năm trong 5 năm 2006 -2010. Nhưng trước những khó khăn: Phụ thuộc vào nguồn gỗ thiên nhiên nước ngoài, một số thị trường đang XK có xu thế giảm tiêu thụ mặt hàng gỗ; các loại chi phí đều lớn, mức thuế cao, năng xuất thấp, chất lượng không đồng đều... và chỉ 200/2000 doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ đạt chuẩn quốc tế..., nên khả năng cạnh tranh kém với ngay những sản phẩm tương tự của các nước lân cận nên kế hoạch năm 2010 chỉ tiêu XK mặt hàng này chỉ còn 3 tỉ USD.

Câu hỏi chưa có lời giải

Đã từ lâu, chúng ta tự hào Việt Nam đứng top 3 thế giới về XK gạo. Vậy mà năm 2009, khi chúng ta tự hào là năm XK gạo với số kỷ lục 6 triệu tấn, nhưng còn một sự thật là gạo XK nhiều nhưng số tiền thu được lại thấp hơn năm 2008, với số lượng XK chỉ 4,7 triệu tấn. Hàng loạt bất cập đang xảy ra: Sản xuất manh mún, trên một cánh đồng mấy chục loại giống lúa; việc ấn định mức mua giá tối thiểu khó đảm bảo cho nông dân có lãi từ 30 - 40%; quá nhiều đầu mối tham gia XK, mạnh ai nấy làm...

Từng có đề xuất mở chợ nguyên liệu cho hàng may mặc để tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối của nước ngoài, chí ít DN Việt Nam sẽ mua được với giá tối ưu. Nhưng ai đứng ra mở chợ, mở ở đâu? Câu hỏi chưa có lời giải. Chắc không phải do thiếu mặt bằng vì đã xây thêm khá nhiều chợ, nhưng chỉ để thả bò hoặc dành đất để xây khách sạn, cao ốc thu “tiền tươi thóc thật”. Đã mấy năm nay ướm các địa phương xin đất để làm nhà máy thuộc da, bớt nhập da nguyên liệu, nhưng đều bị từ chối vì sợ ô nhiễm môi trường.

Kỳ vọng sau khi vào gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), XK sẽ “xuôi chèo mát mái”, nhưng trông vào phương Tây, hàng XK VN “đụng” phải nhiều rào cản, giải toả cái này lại ập ngay thứ khác. Hướng về phương Bắc, càng buôn bán càng nhập siêu. Cụ thể trong năm 2010, 80% hàng nhập siêu của VN từ thị trường Trung Quốc.

Các ngành XK được xem là mũi nhọn như dệt - may, da - giày... thì chủ yếu là gia công. Trong chuỗi giá trị phân thành 4 khúc: (1) Thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới; (2) máy móc, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu; (3) tổ chức sản xuất và cung ứng nhân lực; (4) đầu ra sản phẩm, thì Việt Nam chỉ ở phân khúc 3 nên doanh thu của DN thấp, lương công nhân bèo bọt và mọi chuyện phải chịu để nước ngoài giật dây. Với những nguyên nhân vừa nêu, chuyện không đạt mục tiêu chiến lược XK 2006 - 2010 là điều dễ thấy. Đây là những điều phải khắc phục nếu muốn đưa hàng hoá của Việt Nam ra thị trường thế giới.

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục