Cây ngô lai đã góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân ở xã Độc Lập.

Cây ngô lai đã góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân ở xã Độc Lập.

(HBĐT) - “Là xã vùng cao thuộc diện Đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. 100% hộ dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông - lâm nghiệp với cây lúa, ngô sắn là chủ yếu. Xác định rõ những khó khăn tác động đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong những năm qua Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế trong đó chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao giá trị sử dụng đất. Nhờ vậy đã từng bước thực hiện hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo”, ông Nguyễn Hồng Binh, Bí thư Đảng bộ xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn chia sẻ.

 

Nói về cuộc sống ở xã vùng cao Độc Lập trong những năm trước đây, Cụ Bùi Thị Đũi 79 tuổi ở xóm Nội cho rằng: Nếu so với trước đây thì cuộc sống bây giờ đã tiến bộ hơn rất nhiều và thay đổi nhiều so với cách đây chỉ khoảng dăm mười năm trở về trước. Khi đó, người dân không chỉ đói về cái ăn, thiếu cái mặc, mà ở Độc Lập còn thiếu cả cái chữ.

 

Tuy chỉ cách trung tâm tỉnh không bao xa nhưng trước đây, cuộc sống của người dân ở xã Độc Lập chưa bao giờ vơi bớt khó khăn. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác cũ thì không thể không kể đến những khó khăn về điều kiện tự nhiên. Với địa hình chủ yếu là đồi núi cao, đất canh tác có độ dốc lớn. Thời tiết thất thường, về mùa đông lạnh giá, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hạn hán. Do vậy đã có những tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Chủ tịch UBND xã Độc Lập, Nguyễn Minh Hồi cho biết: Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn của địa phương. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án. Cấp uỷ, chính quyền địa phương đã đoàn kết nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành tập trung tổ chức thực hiện việc xây dựng và làm mới các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm. Cùng với đó, hàng năm xã huy động nhân dân tham gia với hàng trăm ngày công lao động nạo vét, sửa chữa kênh mương phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất. Từ đó đã tạo tiền đề cho địa phương tích cực đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nâng cao giá trị sử dụng, rút ngắn thời gian quay vòng đất, áp dụng tiến bộ KHKT, đưa các loại giống mới vào thâm canh, tăng vụ với các loại cây, con có giá trị cao. Tận dụng, chuyển đổi hiệu quả diện tích đất canh tác 1 vụ sang trồng các loại cây rau, màu đem lại hiệu quả kinh tế cao từng bước làm thay đổi, nâng cao mức sống của người dân. Tích cực góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến nay, ngoài diện tích hơn 110 ha cấy lúa lai với năng suất bình quân đạt trên 40tạ/ha thì Độc Lập cũng đã chuyển đổi, mở rộng diện tích trồng ngô lên hơn 30ha. Đặc biệt, trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các ngân hàng trên địa bàn huyện cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo nên Độc Lập đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng đa dạng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao như mướp đắng lấy hạt, dưa chuột lấy hạt, bí đỏ, bí xanh lấy hạt, mía tím, sắn cao sản và các loại rau màu các loại. Song song với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Độc Lập cũng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và phát triển kinh tế rừng. Đặc biệt, công tác trồng và bảo vệ rừng hàng năm được cấp uỷ Đảng quan tâm ra Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo thực hiện. Hàng năm diện tích trồng rừng mới được nâng lên. Đến nay, cả xã đã mở rộng diện tích, trồng được 367ha rừng kinh tế. Đi đôi với việc trồng mới, Độc Lập cũng đã tích cực thực hiện công tác bảo vệ rừng, không để xảy ra tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng làm nương rẫy.

 

Từ những cố gắng trên, Độc Lập đã dần vươn lên, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Hiện nay xã không còn tình hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50% năm 2005 xuống còn khoảng 30% năm 2009. Thu nhập bình quân không ngừng được nâng lên, năm 2010 ước đạt 5 triệu đồng/người/năm. Bộ mặt nông thôn cũng đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Các chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

 

 

                                                                                 Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục