Theo dự án Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ được một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù nhằm phục vụ công tác quản lý của TP

 

Ngày 4-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự án Luật Chứng khoán và nghe tờ trình dự án Luật Đo lường, dự án Luật Thủ đô và báo cáo tổng kết, báo cáo thẩm tra công trình Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

 
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của QH, việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất cho thấy còn một số hạn chế.
 
Theo đó, dự án đã chậm tiến độ 9 năm so với nghị quyết của QH khóa X. Giai đoạn trước năm 2005, dự toán và phương án huy động tài chính, lựa chọn nhà thầu liên danh chưa chuẩn xác.
 
Mặc dù nhà máy đã hoạt động 100% công suất nhưng vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật. Ngoài ra, công tác di dân, tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở dự án này vẫn cần được quan tâm xử lý.
 
 
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể đáp ứng 30% nhu cầu xăng, dầu trong nước. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ số IRR (suất sinh lời thực tế của dự án mang lại) của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ước đạt 7,66%. Khi nhà máy đi vào vận hành đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng, dầu trong nước, giảm bớt phụ thuộc từ bên ngoài. Đến cuối tháng 9-2010, nhà máy đạt doanh thu trên 25.000 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 3.000 tỉ đồng.
 
Tập đoàn Dầu khí VN (Petro Vietnam), chủ đầu tư dự án, đang tiến hành chọn lựa, chế biến từ dầu thô của nước ngoài có khả năng thay thế dầu thô VN để linh hoạt nguồn nguyên liệu và mở rộng công suất nhà máy lên 8-10 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu xây dựng một cụm lọc hóa dầu lớn tại miền Trung, tăng hiệu quả tổng thể dự án lọc dầu Dung Quất.
 

Nhiều KCN chưa xử lý nước thải

Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa hoàn tất báo cáo QH về công tác thanh tra, kiểm tra năm 2010 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, đã tiến hành thanh tra 260 cơ sở sản xuất, KCN trên địa bàn 46 tỉnh, thành trong cả nước. Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá trong đó có gần 74,5% cơ sở sản xuất, KCN vẫn chưa thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhiều cơ sở chủ yếu là đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước; nhiều KCN đã hoạt động nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung...

Trong khi đó, nhiều trường hợp đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ đề nghị ra quyết định xử phạt nhưng UBND tỉnh, thành chưa hoặc không ra quyết định xử phạt như An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Trị, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Đắk Lắk...

. Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thủ đô, thủ đô Hà Nội sẽ được một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù nhằm phục vụ công tác quản lý của TP. Dự luật cũng đưa ra những yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn đối với thủ đô so với mặt bằng chung của cả nước.
 
Trong đó có nội dung được nhiều người quan tâm là quy định HĐND TP Hà Nội được quyền quy định thu phí lưu thông một số phương tiện ở nội thành nhằm hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông. Dự kiến, sẽ thu phí lưu thông đối với 2 loại phương tiện cá nhân là xe máy và ô tô.
 
Ngoài ra, HĐND TP được quyền ban hành chính sách sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông và yêu cầu quản lý của thủ đô.
 
Hà Nội được quyền áp dụng mức xử phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính ở nội thành cao hơn mức xử phạt áp dụng chung cho cả nước trong lĩnh vực văn hóa, đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông vận tải và cư trú nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, đất công bị lấn chiếm, ô nhiễm môi trường, đô thị hóa...
 
Về quản lý dân cư, có một số ý kiến băn khoăn việc đặt thêm các điều kiện hạn chế cư trú ở khu vực nội thành có trái với hiến pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường lý giải Luật Thủ đô có bổ sung cho các luật hiện hành, về nguyên tắc không trái với hiến pháp.  
 
Hôm nay, 5-11, QH làm việc tại hội trường.
 
 
                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục