Sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn tạo điều kiện cho thanh niên giải quyết việc làm.

Sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn tạo điều kiện cho thanh niên giải quyết việc làm.

(HBĐT) - Hiên nay, toàn huyện Lạc Sơn có gần 10.000 thanh niên, trong đó có 6.543 đoàn viên. Đây là lực lượng lao động chính của địa phương. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các tỉnh phía Nam và một số tỉnh lân cận đã kéo theo tình trạng thanh niên địa phương bỏ đi làm thuê ngày càng gia tăng. Đáng báo động nhất là thanh niên bỏ làng đi làm ăn xa, có nguy cơ cao mắc vào các tai, TNXH.

 

Những công việc mà họ tìm được ở nơi khác đa số không ổn định, phần nhiều là những nghề dành cho lao động phổ thông với mức thu nhập thấp. Nhiều thanh niên bỏ nhà đi làm thuê một thời gian lại về nhà, tay trắng vẫn hoàn tay trắng, thậm chí có người còn nghiện ma túy hay mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Nhiều hộ thiếu lao động chủ lực để sản xuất nên không ít diện tích ruộng, vườn, đất đai, đồi núi màu mỡ đã không được khai thác triệt để, hiệu quả canh tác thấp. Tỷ lệ hộ nghèo ở Lạc Sơn đến nay vẫn còn chiếm trên 24%.

Theo anh Bùi Văn Kía, Bí thư Huyện Đoàn Lạc Sơn: Tình trạng ĐV -TN thiếu việc làm ổn định chiếm tỷ lệ cao. Tình hình tội phạm, TNXH có chiều hướng gia tăng, sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, lao động địa phương chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, tâm lý và nhu cầu của ĐV -TN. 

 

Bắt đầu từ năm 2009, Huyện Đoàn Lạc Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thanh niên gắn với sinh hoạt chi đoàn, chi hội. Đồng thời, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên nông thôn. Kết quả bước đầu đã làm cho đa số lực lượng thanh niên tự tin hơn khi xác định tạo dựng cho mình một nghề nghiệp ổn định, lâu dài ngay tại quê hương.

 

Huyện Đoàn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tỉnh, huyện mở các lớp học nghề cho thanh niên như: sửa chữa xe máy, hàn điện, may công nghiệp, mây, tre đan, mộc... Sau khi có kiến thức và tay nghề vững chắc, hầu hết các học viên đều đã duy trì và phát huy nghề đã học có hiệu quả. Thu nhập bình quân đạt 3-5 triệu đồng /tháng. Thấy sự nhạy bén trong làm ăn kinh tế của một số điển hình, nhiều thanh niên khác lại tìm cho mình một con đường lập nghiệp riêng mà không phải đi đâu xa. Dẫn đầu là một số cán bộ đoàn cấp xã như: anh Bùi Trung Kiên; Bí thư đoàn xã Tân Lập phát triển kinh doanh vừa và nhỏ kết hợp dịch vụ đám cưới giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động; Bùi Văn Nên, Bí thư đoàn xã Văn Sơn đầu tư trồng mía tím; Bùi Văn Niêm, cán bộ đoàn xã Yên Phú đầu tư nuôi ếch; Bùi Văn Bình, cán bộ đoàn xã Phúc Tuy phát triển nghề trồng rừng kết hợp mô hình VAC... Những điển hình này không những làm giàu cho bản thân mà còn làm giàu cho gia đình, quê hương. Trong số 74 hộ SX -KD giỏi cấp huyện và 30 hộ cấp tỉnh của huyện Lạc Sơn năm 2010 đã được biểu dương, công nhận, trong đó có sự đóng góp  lớn của lực lượng lao động là ĐV -TN.

 

Ông Bùi Đức Lựm, Phó phòng LĐTBXH huyện Lạc Sơn cho biết: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm, năm 2010, Phòng đã xây dựng được 22 dự án với số vốn vay là 1 tỷ 440 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 3.568 lao động, trong đó, lực lượng lao động chủ yếu là thanh niên nông thôn. Anh Bùi Văn Kía, Bí thư huyện Đoàn cho biết thêm: Để tạo điều kiện cho thanh niên có vốn phát triển kinh tế ở nhiều lĩnh vực, năm 2010, Huyện Đoàn Lạc Sơn đã phối hợp với Ngân hàng CS -XH huyện tổ chức 6 lớp tập huấn về quản lý, sử dụng vốn vay cho 182 cán bộ, hội viên thanh niên. Hiên nay, nguồn vốn do Đoàn thanh niên quản lý là 24.204 triệu đồng.

 

Năm 2010, huyện cũng tăng cường công tác xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa có việc làm. Trung tâm Dạy nghề của huyện từ đầu năm đến nay đã mở 24 lớp đào tạo nghề và hướng nghiệp cho 674 học viên, giới thiệu 1.258 lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp trong nước. Tạo điều kiện vay vốn và hoàn thiện các thủ tục cho 5 người đi lao động nước ngoài, dự kiến đến cuối năm sẽ có 12 lao động khác cũng được xuất cảnh. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Lạc Sơn cũng đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề (LĐLĐ tỉnh) và các công ty trong và ngoài tỉnh trực tiếp đến các xã, xóm để tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 1.500 ĐV -TN, mở được 5 lớp học nghề hàn điện, 2 lớp may công nghiệp, 1 lớp tin học với tổng số 246 ĐV -TN theo học. Đặc biệt, huyện Đoàn đã phối hợp với Phòng LĐ -TB&XH huyện tổ chức thành công sàn giao dịch việc làm năm 2010 với 20 doanh nghiệp tham gia và trên 300 ĐV -TN đến nghe tư vấn tìm kiếm việc làm. 

 

 

                                                                                Bùi Công Nhắn

                                                                                (Đài Lạc Sơn)

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục