Mô hình trồng cây su su lấy ngọn đang được nhân rộng ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc) .

Mô hình trồng cây su su lấy ngọn đang được nhân rộng ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc) .

(HBĐT) - Là xã khó khăn nhất trong các xã vùng cao của huyện Tân Lạc, Ngổ Luông có 300 hộ với 1401 nhân khẩu, trong đó có tới trên 90% hộ dân sống bằng nông, lâm nghiệp, đây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên, những năm trước đây, do trình độ của lực lượng lao động còn thấp, không đồng đều, nông dân sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại không cao.

 

Để tháo gỡ khó khăn về trình độ của lực lượng lao động, xã đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ như: tuyên truyền, vận động, tập huấn, đưa tiến bộ KH - KT vào sản xuất cho nông dân; chỉ đạo điểm các mô hình sản xuất giỏi, từ đó nhân ra diện rộng… Qua triển khai thực hiện đã làm chuyển biến trong nhận thức của người dân thay đổi về phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước xoá đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

 

Cùng với nguồn lực về lao động, xã đã khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Với tổng diện tích tự nhiên của khoảng 3.800 ha, trong đó có khoảng 367 ha là đất nông nghiệp, xã đã quy hoạch sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi hướng đến phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi, Ngổ Luông đã đưa các mô hình giống lúa lai, ngô lai mới phù hợp; chuyển toàn bộ diện tích cấy lúa bấp bênh và diện tích bưa bãi để trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao.

 

Nét nổi bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng là đưa giống ngô lai cho năng suất trên 50 tạ/ha, cây su su đang được coi là cây trồng chủ lực từng bước xoá đói - giảm nghèo cho bà con nông dân trong xã. Qua vài vụ sản xuất, kết quả cho thấy, cây su su sinh trưởng tốt, cho giá trị cao hơn hẳn các loại cây truyền thống đang trồng tại xã. Ông Bùi Văn Phong, Chủ tịch UBND xã Ngổ Luông cho biết: Hiện, cả xã có gần 14 ha được trồng su su chủ yếu để thu ngọn và quả. Trồng su su lấy ngọn được bà con trong xã trồng từ năm 2007, lúc đầu chỉ vài ba hộ trồng thử nghiệm, về sau thấy trồng su su không những phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mà còn cho thu nhập cao, ổn định nên diện tích cây trồng ngày càng được nhân rộng. Đặc biệt, người dân trồng su su theo kinh nghiệm, nay được tham gia các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn nên đã dần thay đổi tập quán sản xuất, biết áp dụng kỹ thuật trồng rau theo đúng quy trình sản xuất để sản phẩm su su hàng hoá bán ra thị trường đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, có giá trị cao. Đến thời điểm này, hình trồng su su lấy ngọn đã dần khẳng định được sức sống bền bỉ, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo có của ăn, của để. Thời gian tới, xã tiếp tục tận dụng những diện tích đất đồi, đất bưa bãi không thể cày, cấy được chuyển sang trồng su su.

 

Đến thăm gia đình anh Bùi Xuân Lĩnh, xóm Luông Trên, một trong những hộ gia đình trồng trồng su su đầu tiên trong xã. Hiện anh có hơn 4.000 m2 su su vừa lấy ngọn và lấy quả (lấy ngọn hơn 2.000 m2, lấy quả 2.000 m2). Anh tâm sự: Trước kia, bãi đất này là bãi hoang, cỏ mọc um tùm, cày cấy không được, mỗi vụ chỉ trồng được ít ngô. Sau khi đi học tập kinh nghiệm trồng cây su su ở 2 tỉnh Lào Cai, Sơn La về, tôi đã mạnh dạn trồng trên diện tích này và trồng hai loại su su lấy ngọn, lấy quả. Su su được trồng từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau thì hết vụ. Nếu trồng su su lấy ngọn khoảng 3 tháng sau đã cho thu hoạch, cứ cách 2 - 3 ngày một lần hái ngọn bán, mỗi lần hái được 15 - 20 kg ngọn, giá bán thời điểm đầu mùa lên đến 9.000 đồng/kg, còn bình quân khoảng 7.000 đồng/kg. Trồng su su lấy quả 4 tháng cho thu hoạch, bình quân cả vụ cho từ 2,5 - 3 tấn quả. Đến thời điểm thu hái, các thương lái đến tận ruộng thu mua cho các hộ. Tính ra trồng 1.000 m2 su su, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ cho thu lãi từ 8 triệu đồng trở lên.

 

Bên cạnh hai loại cây lương thực chính, các loại cây ngắn ngày như: lạc, dong riềng, sắn…và phát triển mô hình lập vườn để chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, áp dụng những tiến bộ KH - KT vào sản xuất, chủ động các biện pháp đề phòng rủi ro do thiên tai, bệnh dịch…đã góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất. Thế mạnh về trồng cây lâm nghiệp tiếp tục được xã Ngổ Luông đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, tiến hành giao đất, giao rừng cho dân quản lý để góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong bảo vệ, làm giàu vốn rừng. Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã từng bước mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân trong xã. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất đạt 7.254 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 33,2%. Nhiều hộ gia đình trong thôn, xóm sắm được các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như tivi, tủ lạnh…Những thành công đó đã, đang tạo đà cho xã Ngổ Luông từng bước xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới.

                                                                                      Hoàng Huy

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục