(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2011, tổng giá trị CN-TTCN của huyện Tân Lạc ước đạt 61,3 tỷ đồng, bằng 57% kế hoạch, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhờ thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, HTX mới thành lập ổn định sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đã thu hút ngày càng nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển CN-TTCN trên địa bàn. Theo đó, giá trị sản xuất CN - TTCN (theo giá hiện hành) của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt bình quân từ 6,5 - 7 tỷ đồng/tháng; HTX, tổ hợp tác, hộ cá thể đạt bình quân từ 3 - 3,5 tỷ đồng/tháng; sản phẩm chủ yếu của huyện gồm đá các loại (82.000 m3), gạch xây dựng (trên 13 triệu viên), may mặc; 490.000 sản phẩm), 40.000 chổi chít, 850.000 m2 xen hoa sắt, 200.000 m2 khung nhôm cửa kính, 550.000 m2 cửa gỗ các loại, 400 tấn các sản phẩm khác...
(HBĐT) - Ngày 28/6, tại Nhà văn hóa phường Hữu Nghị, Thành đoàn Hòa Bình phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ vay vốn giải quyết việc làm cho 70 cán bộ Đoàn, ĐV- TN có nhu cầu vay vốn.
(HBĐT) - Với điều kiện địa lý, tự nhiên đặc thù, tỉnh có nhiềm tiềm năng để phát triển nuôi các loại cá đặc sản- hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho các hộ chăn nuôi. Cùng với các giống cá truyền thống như: trôi, chép, trắm cỏ…, tỉnh còn có nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao như: lăng, dầm xanh, anh vũ... được ưa chuộng trên thị trường.
(HBĐT) - Sau hơn 1 năm thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp công ích sang hình thức cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình đã có sự thay đổi lớn “về chất”. Cụ thể, năng lực, quy mô hoạt động được tăng cường và mở rộng, các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, việc làm, đời sống cho người lao động được cải thiện mạnh, cán bộ công nhân lao động đã thích ứng với cơ chế quản lý mới, yên tâm tin tưởng vào định hướng phát triển của công ty.
Chúng tôi về xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vào cuối mùa gặt vụ chiêm xuân 2011, trong khi có những cánh đồng vụ mùa bội thu thì cũng có những cánh đồng người dân không thèm gặt mà bỏ mặc cho lúa vàng úa, vịt đồng giày xéo và đem máy cắt cỏ đến dọn ruộng.
Nhu cầu tiêu thụ cá tra trên thế giới đang tiếp tục tăng. Thực tế trong nước, nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu cá tra để sản xuất, xuất khẩu; vậy mà cá tra nguyên liệu vẫn cứ dư thừa theo chu kỳ, người nông dân đang bán tháo cá tra với giá thấp hơn giá thành sản xuất.
Để đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ và EU, người nuôi thủy sản Việt Nam nên đi từ tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành nông nghiệp an toàn) đến ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên).