Nông dân xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, lựa chọn trồng cây khoai lang để đảm bảo hiệu quả kinh tế vụ đông 2011.

Nông dân xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, lựa chọn trồng cây khoai lang để đảm bảo hiệu quả kinh tế vụ đông 2011.

(HBĐT) - Năm nay, sản xuất vụ đông gặp nhiều khó khăn do chịu áp lực lớn về thời vụ. Có thể nói, chưa năm nào việc xử lý thời vụ cho sản xuất vụ đông lại khó khăn, cấp bách như năm nay. Giải pháp trọng tâm được các địa phương trong tỉnh áp dụng là tập trung trồng các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày như khoai tây, khoai lang, dưa chuột và đặc biệt là các loại rau đậu.

 

Không ép thời vụ

 

Mọi năm, đến đầu tháng 10 là gia đình chị Bùi Thị Duyến (Vĩnh Đồng, Kim Bôi) đã trồng xong vụ ngô đông. Nhưng năm nay, phần diện tích đó vẫn chưa sẵn sàng để làm đất, lúa mùa mới chỉ trỗ chứ chưa cho thu hoạch. Theo hướng dẫn của phòng NN&PTNT huyện, gia đình chị không trồng ngô như mọi năm vì thời vụ trồng ngô đông đã hết. Thay vào đó sẽ là khoai tây và một số loại rau ngắn ngày như bắp cải, su hào, súp lơ, đậu... Với lựa chọn này, nhà chị không những đảm bảo được hiệu quả kinh tế vụ đông mà còn chủ động về thời vụ gieo cấy lúa chiêm - xuân kế tiếp.  

 

Không ép thời vụ đối với các loại cây truyền thống thuộc nhóm cây ưa ấm như ngô, lạc, đậu tương, bí xanh... Đó là định hướng chung được huyện Kim Bôi cũng như các địa phương trong tỉnh quán triệt khi chỉ đạo sản xuất vụ đông 2011. Theo nhận định của Sở NN&PTNT, rét đậm, rét hại kéo dài từ đầu năm đã tác động dây chuyền đến thời vụ sản xuất của cả ba vụ chiêm, mùa và đông. Cụ thể, đến đầu tháng 10, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch trên 300 ha lúa mùa, dự kiến đến cuối tháng 10 mới thu hoạch rộ nên thời điểm này chưa có diện tích đất để gieo trồng vụ đông. Theo kế hoạch, các địa bàn trọng điểm sẽ sản xuất vụ đông năm nay là Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Đối với các địa bàn này, Sở NN&PTNT đôn đốc cần khẩn trương thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất và lựa chọn giống cây phù hợp để thay thế các loại cây truyền thống đã hết thời vụ gieo trồng. Có như vậy mới chủ động kiểm soát được rủi ro trong sản xuất vụ đông năm nay.

 

Tập trung vào rau và các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày

 

Do chịu áp lực lớn về thời vụ, cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay sẽ chuyển đổi mạnh sang các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày như khoai tây, khoai lang và đặc biệt là các loại đậu đỗ, rau ăn lá. Thời vụ trồng các loại cây này kéo dài đến cuối tháng 11, thậm chí nhiều loại rau vụ đông còn có thời vụ trồng đến đầu tháng 1 năm sau. Đây là lợi thế đặc biệt để các loại cây này được ưu tiên mở rộng diện tích. Với giải pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng, Sở NN&PTNT cho biết tổng diện tích cây vụ đông năm nay sẽ được đảm bảo đúng kế hoạch, dự kiến toàn tỉnh sẽ phấn đấu gieo trông trên 11.000 ha cây vụ đông.

 

Đề cập đến các yếu tố quan trọng khác như nguồn giống, nước tưới, biện pháp làm đất, kỹ thuật chăm sóc cây trồng..., ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục  phó  Chi cục BVTV khuyến cáo: Song song với việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con nông dân cần tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã được hướng dẫn để thực hiện tốt từ khâu làm đất đến chăm sóc cây trồng. Ví dụ, nên tận dụng nguồn rơm, rạ vụ mùa để tăng hiệu quả làm đất, tiết kiệm nước tưới để kiểm soát nguy cơ hạn cuối vụ, không lạm dụng thuốc BVTV để đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn, bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”… Đặc biệt, các đơn vị trong ngành nông nghiệp cần chủ động nắm bắt diễn biến thời tiết và sâu bệnh để có biện pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp, đảm bảo vụ đông diễn ra an toàn, hiệu quả./.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục