Cán bộ Văn phòng UBND xã Hợp Hòa (Lương Sơn) ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, văn bản.

Cán bộ Văn phòng UBND xã Hợp Hòa (Lương Sơn) ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, văn bản.

(HBĐT) - Ngày 8/11/2000, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa (Lương Sơn) vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Đây vừa là niềm tự hào của nhân dân trong xã, đồng thời khẳng định những chiến công và thành tích lớn lao trong cuộc kháng chiến của một vùng quê. Phát huy truyền thống anh hùng, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa đã và đang chung tay phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

 

Ngày 22/12/1972, lúc đó khoảng hơn 23h, một tiếng nổ lớn vang lên xé tan màn đêm yên tĩnh. Chiếc máy bay F111 của không quân Mỹ đã bị tự vệ thủ đô bắn và rơi xuống xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa. Toàn bộ dù, buồng và khoang lái cùng với 2 tên phi công rơi ở rừng vầu đồi ông Mo, cao điểm 833. Lập tức, đồng chí Hoàng Văn Thọ, xã đội trưởng đã điều động lực lượng triển khai nhiệm vụ bắt sống giặc lái, đồng thời chiến đấu bắn trả máy bay phản lực cứu phi công, bảo toàn lực lượng, kiên quyết không cho trực thăng cứu được phi công. Tiến thẳng lên khu vực đồi vầu, các chiến sỹ phát hiện cánh cửa buồng lái đã mở toang, trong đó có 2 mũ phi công, 1 chiếc dù, 2 phích nước, 1 bản đồ tác chiến, sổ tay hướng dẫn ăn uống phòng khi bị rơi hoặc lạc vào rừng của Việt Nam... Ngay trong đêm, quân và dân Hợp Hoà đã ráo riết tìm kiếm, vây bắt. Tiếp sau đó, cả ngày 23 và ngày 24/12/1972, 5 trung đội đã được chia thành các mũi tìm kiếm từng bụi cây, hốc đá. Kiên trì, bền bỉ, 16h45 ngày 24/12/1972, tên giặc lái đầu tiên bị phát hiện và bắt sống. Chiến công này là nguồn động viên tinh thần lớn để quân dân Hợp Hoà quyết tâm bắt sống tên giặc lái còn lại.

 

Việc vây bắt tên thứ 2 nguy hiểm, khó khăn hơn nhiều vì vừa phải vây bắt giặc lái, vừa phải chống trả với máy bay cứu viện của giặc. Một số cán bộ, chiến sỹ dân quân bị thương, 2 khẩu trung liên, 2 khẩu 12 ly 7 bị phá hỏng. Ngày 26/12, khi chiến dịch vây bắt đang tiếp tục thì xuất hiện 8 chiếc máy bay F8 lộn nhào xuống vị trí tên phi công thứ nhất bị bắt để ứng cứu. Để giữ bí mật, ban chỉ huy cụm chưa cho nổ súng vì cứ một phút, tên phi công còn sót lại lại bắn pháo hiệu xanh để kêu cứu. Quyết tâm bắt sống tên giặc lái, các vòng vây ngày càng khép chặt hơn.  

 

Chiều 27/12 đã có 4 chiếc phản lực, trong đó có hai chiếc F4 và hai chiếc F8 ném bom, nã đạn, tung hoả mù xuống Hợp Hoà và các xã lân cận. Trước tình hình đó, hoả lực phòng không của ta đồng loạt nổ súng bắn trả quyết liệt máy bay địch. Đến 16h30 ngày 28/12, các chiến sỹ trinh sát ở sở chỉ huy phát hiện chiếc trực thăng bay thấp qua đồi vầu, dừng lại trên khoảng không độ 10 phút, thả thang dây xuống hòng cứu thoát tên còn lại. Lập tức, tổ hoả lực thuộc đại đội 115 đã dùng súng bộ binh AK chỉ cách chiếc trực thăng 30 m đã dũng cảm đồng loạt nổ súng, chiếc trực thăng bị trúng đạn và rơi tại biên giới Việt - Lào.

 

 Đến 8h sáng ngày 29/12, tiếp tục 2 chiếc F8 ra thả lương thực để duy trì sự sống cho tên còn lại. Lúc này, tên phi công đã bắn pháo hiệu xanh, chiếc F8 bổ nhào thả đồ vật xuống chỗ có pháo hiệu. Xác định được vị trí tên còn lại, các vòng vây khép chặt, lực lượng quân và dân Hợp Hoà quyết tâm bắt gọn tên giặc lái. Khoảng 1 tiếng sau, tên giặc lái còn lại bị bắt sống khi đang ẩn nấp trong một khe núi.

 

Như vậy, qua 7 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, hợp đồng chặt chẽ với tinh thần quyết tâm cao, quân dân Hợp Hoà đã bắn rơi một chiếc trực thăng và bắt sống 2 tên sỹ quan không quân của quân đội Hoa Kỳ. Gần 40 năm đã qua đi nhưng chiến thắng đồi Bù vẫn mãi mãi là niềm tự hào, ký ức khó phai mờ trong tâm trí những người dân.

 

Phát huy truyền thống yêu nước, xã đã tập trung phát triển kinh tế song song với nhiệm vụ quân sự. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, năm 2011, tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 53,36 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực đạt 1.273 tấn, thu nhập bình quân đạt 17,8 triệu đồng/người/năm, đạt 127% KH, giảm hộ nghèo từ 12% xuống còn 10% (theo tiêu chí mới). Cơ sở vật chất được cải thiện, hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư nâng cấp. Ngoài chú trọng sản xuất nông nghiệp, chính quyền xã và nhân dân còn tập trung vào hoạt động sản xuất CN-TTCN và xây dựng, thương mại và dịch vụ với những bước phát triển mới nhờ định hướng đúng, sự đầu tư có hiệu quả.

 

Trong lĩnh vực văn hoá -  xã hội, công  tác GD&ĐT luôn được xã quan tâm hàng  đầu, thực hiện tốt công tác phổ cập đúng độ tuổi, với các cấp học từ mầm non đến THCS luôn là đơn vị tiên tiến trong công tác dạy và học. Về công tác y tế, DS/ KHHGĐ, xã Hợp Hoà thực hiện nghiêm túc các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế. Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ và nhân dân, diện mạo nông thôn xã Hợp Hoà dần được khởi sắc, phấn đấu xây dựng xã giàu về kinh tế, đẹp về cảnh quan môi trường và nếp sống văn hóa mới, xứng đáng là một xã anh hùng.

          

 

                                                                     Đỗ Hà

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục