Vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng thương mại (NHTM) trong báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN năm 2012 vừa được công bố cuối tuần qua, gây ra nhiều bất ngờ và hoài nghi.

Xếp hạng ngân hàng có thiếu sót

NH VPBank được NHNN xếp là một trong nhóm 12 NHTMCP mạnh nhất nhưng lại bị CRV xếp vào nhóm C.

>> Xếp hạng ngân hàng sai có thể làm nhiễu loạn thông tin
>> Chi phí xử lý nợ xấu ngân hàng Việt Nam sẽ lớn
>> Nhiều ngân hàng giấu, báo cáo sai về nợ xấu
>> Ngân hàng chấp hành mệnh lệnh hành chính

Bất ngờ xếp hạng

Sau 3 năm công bố liên tiếp, “Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN”, năm nay CTCP tín nhiệm Việt Nam (PRV) lần đầu tiên quay sang xếp hạng chỉ số cạnh tranh của 32 NHTM. Theo CRV, phương pháp xếp loại, dựa trên cơ sở phân tích ước lượng các nhóm tiêu chí, gồm sức mạnh thị trường, năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Có 9 NH được xếp hạng ở nhóm A, bao gồm những NH có năng lực cạnh tranh cao và được hiểu là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn. Ở nhóm B cũng có 9 NH được xếp loại và được chia vào nhóm có khả năng cạnh tranh khá.

Sau hai nhóm đầu là đến nhóm các NH có năng lực cạnh tranh trung bình (nhóm C) và năng lực cạnh tranh hạn chế (nhóm D). Sức mạnh thị trường ở nhóm C được hiểu là hạn chế, nhưng đem lại giá trị cho NH.

Trong khi năng lực tài chính “chấp nhận được” và hoạt động kinh doanh ổn định. Ở nhóm D, nhóm NH có năng lực cạnh tranh hạn chế và những NH này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố như mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu, năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh kém ổn định.

Thừa nhận thiếu sót

Bất ngờ đầu tiên trong xếp hạng nói trên là trong nhóm C - nhóm có năng lực cạnh tranh trung bình và sức mạnh thị trường hạn chế cũng như năng lực tài chính ở mức chấp nhận được - xuất hiện nhiều cái tên khá quen thuộc như VPBank và SHB. Sự quen thuộc này tạo nên sự bất ngờ ở chỗ, trong 4 nhóm nhà băng được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2012, VPBank và SHB lần lượt ở nhóm đầu và nhóm thứ hai, tương ứng với chỉ tiêu tăng trưởng 17% và 15%. Hoàn toàn không nằm trong nhóm hoạt động dưới trung bình hay nhóm hoạt động yếu kém.

 Các chỉ tiêu tăng trưởng giao cho từng NH cụ thể trên đây, được NHNN đưa ra dựa trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tăng trưởng tín dụng của mỗi TCTD. Ví dụ, một NH được bảng xếp hạng của CRV xếp vào nhóm C như VPBank thì họ được NHNN xếp là một trong nhóm 12 NHTMCP mạnh nhất (G12) và được NHNN chấp thuận cấp hạng mức tín dụng cao nhất trong năm 2012.

Có ý kiến cho rằng, nhìn vào bảng xếp hạng vừa được công bố, dường như có sự xung động và khác với bảng xếp hạng tín dụng được NHNN giao cho các nhà băng hồi đầu năm. Ở bất ngờ thứ hai, một số chỉ tiêu đánh giá đưa đến bảng xếp loại năng lực cạnh tranh của đơn vị xếp hạng nhanh chóng bị giới chuyên gia trong ngành cho rằng chưa đúng, chưa chuẩn xác. Lãnh đạo một NHTM thẳng thắn nhìn nhận, việc lấy tỉ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi NHNN trên tổng tài sản làm một trong những chỉ số phản ánh tình trạng thanh khoản của một NH là không đúng.

“NHNN có hẳn một thông tư quy định về việc này (Thông tư 13) và do đó, việc đánh giá thanh khoản theo phương pháp nói trên của đơn vị xếp hạng là không đúng” – vị đại diện nhà băng trên nói.

Chưa kể trong các tiêu chí đánh giá và xếp hạng, tiêu chí đánh giá sức mạnh thị trường là định tính, không phải định lượng và không thể dựa theo các bản báo cáo tài chính. Lãnh đạo một NHTM cho biết: “Chúng tôi không hề được biết đang được xếp hạng và đơn vị xếp hạng cũng không liên hệ hay đến tìm hiểu hoạt động, tình hình kinh doanh thực tế của nhà băng khi tiến hành đánh giá”.

Đánh giá tác động của bảng xếp hạng nói trên tới hoạt động của các NH, người đứng đầu ban điều hành của một NHCP nhìn nhận: “Dân làm tài chính, NH sẽ không đánh giá cao bảng xếp hạng này, nhưng với người dân, một bảng xếp loại thiếu chuẩn xác sẽ rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân, đặc biệt là người gửi tiền.”

Ngay sau khi nhận được phản biện của một số nhà khoa học cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – NH, hội đồng biên soạn trong thông báo chính thức vừa được phát đi thừa nhận, nghiên cứu này còn có những điểm chưa hoàn thiện. Đồng thời cũng chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các NH đã được đánh giá.

“Chúng tôi đã áp dụng những phương pháp đánh giá của thế giới vào điều kiện VN, mà chưa tính đến đặc thù của thị trường tài chính NH trong nước” - TS Nguyễn Hữu Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng biên soạn cũng nhìn nhận, đây là thiếu sót của ban và Hội đồng khoa học của CRV Index.

“Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN” - CRV Index là sản phẩm của các nhà nghiên cứu kinh tế thuộc các trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Học viện Tài chính, ĐH Ngoại thương và các nhà ứng dụng toán học thuộc Hội Ứng dụng toán học VN và Cty CRV.

 

                                                               Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục