Trường mầm non xã Bắc Sơn (Tân Lạc) được đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trường mầm non xã Bắc Sơn (Tân Lạc) được đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

(HBĐT) - Đầu tháng 3, vùng cao huyện Tân Lạc rét ngọt. Dưới xã vùng thấp Địch Giáo, trời quang đãng, vậy mà bắt đầu từ dốc Mùn, xã Quyết Chiến qua xã Lũng Vân lên xã Bắc Sơn sương mù quánh đặc. Mây giăng trắng đường đến nỗi gần trưa mà vẫn không nhìn rõ mặt người dù chỉ cách vài bước chân. Con đường lên xã Bắc Sơn không còn lổn nhổn đá hộc như 6 năm về trước nhưng vẫn cheo leo, nhiều khúc cua tay áo đường lại trơn trượt như đổ mỡ. Dò dẫm, cuối cùng chúng tôi cũng lên đến chốn thâm cao này.

 

So với trước, diện mạo của xã đã có nhiều khởi sắc. Đường đến trung tâm xã được rải nhựa, trường mầm non được xây mới, mùa giáp hạt không còn hộ đứt bữa... Năm 2013, xã tiếp tục được các dự án hỗ trợ trên 1,2 tỉ đồng xây dựng cơ bản gồm: làm đường vào xóm Hày Trên; duy tu, bảo dưỡng 6 tiểu dự án; nâng cấp đường Hò Dưới; xây cầu hộc bến Hày Trên; hỗ trợ trồng lạc. Song, cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Bắc Sơn thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nhất trong 24 xã, thị trấn của huyện với 99% dân số là đồng bào Mường. Thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 8 triệu đồng. Cả xã còn 147 hộ nghèo, chiếm 54,55% và 48 hộ cận nghèo, chiếm 15,18%. Với địa hình phức tạp, độ dốc lớn, thời tiết khắc nghiệt nên huyện giao kế hoạch gieo trồng cả năm 494,5 ha nhưng xã chỉ thực hiện được 369,3 ha. Các loại cây trồng chủ lực: lúa, ngô, sắn, tỏi, rau đậu các loại. Người dân  sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nhưng sản xuất vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên. Các loại giống lúa mới đưa vào canh tác đều không hiệu quả, đồng bào vẫn dùng lúa giống cũ, năng săng suất vụ chiêm - xuân chỉ đạt 35 tạ/ha. Khó khăn về nguồn nước nên xã chỉ duy trì 10 ha lúa vụ chiêm và 15 ha lúa vụ mùa. Nhiều khu đất đồi bãi không có mưa nên đành bỏ không. Huyện giao kế hoạch trồng 420 ha ngô nhưng xã chỉ thực hiện được 297,9 ha. Diện tích ao, đập, xã cũng chỉ thực hiện được 0,5 ha. Khó khăn trong trồng trọt ảnh hưởng đến chăn nuôi. Tổng đàn bò của xã có 550 con, 300 con lợn, 5.000 con gia cầm. Sống với rừng nhưng thu nhập từ nghề rừng chẳng đáng là bao. 

 

Đồng chí Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã trăn trở: Xuất phát thấp nên công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Bắc Sơn gặp nhiều khó khăn chẳng khác gì một cuộc “leo núi” chưa biết khi nào mới đến đích. Đến nay, xã mới đạt 3 tiêu chí: quy hoạch, điện, ANTT. Các tiêu chí này đều đã có sẵn  từ trước. Tiêu chí về giao thông có lẽ là nút thắt đầu tiên. Đường vào các xóm chủ yếu là đường đất, diện tích nhỏ hẹp, việc san gạt, giải phóng mặt bằng nếu chỉ dùng sức người thì rất khó khăn. Nhân dân còn nghèo nên chỉ có thể hiến đất, ngày công, khó có thể góp tiền. Tiêu chí thủy lợi, chợ nông thôn cũng khá xa vời. Chợ trung tâm cụm xã vùng cao Lũng Vân còn có người họp, ở nơi thâm cao này có lẽ có chợ cũng chỉ bỏ hoang. Ngay cả tiêu chí môi trường tưởng chừng dễ nhưng chưa biết đến bao giờ mới đạt. Đồng bào xưa nay vẫn chỉ đi vệ sinh tự do trên đồi sau nhà hay dựng tạm bợ chứ có ai xây nhà tiêu. Thẳng thắn mà nói, ở Bắc Sơn, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn thiếu, thấp kém. Việc chuyển giao KH-KT khó do trình độ dân trí không đồng đều nên việc thâm canh tăng vụ hạn chế. Công tác kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND chưa thường xuyên; tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể chưa chất lượng. Trình độ nhận thức, năng lực của cán bộ hạn chế. Hiệu quả quản lý, điều hành của UBND xã còn một số bất cập, chưa thực sự đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới. Một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chịu khổ được nhưng không chịu khó, thậm chí nhận thức về NTM còn chưa rõ nét, cho rằng, đây là một dự án Nhà nước rót về.

 

Để từng bước xây dựng NTM, xã Bắc Sơn mong muốn các cấp, ngành quan tâm hơn đến đặc thù khó khăn ở xã vùng cao, sâu. Đối với xã sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân hiểu đúng về chương trình và ủng hộ, quyết tâm phấn đấu. Trước hết, xã có kế hoạch mở rộng sản xuất cây lạc, tỏi; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng nuôi nhốt.

 

 

Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục