Diện tích dưa bở được mở rộng ở các xã Bắc Sơn, Nam Thượng, Sào Báy cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Diện tích dưa bở được mở rộng ở các xã Bắc Sơn, Nam Thượng, Sào Báy cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa do UBND tỉnh chỉ đạo, huyện Kim Bôi đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Qua triển khai cho thấy, người nông dân đã nắm bắt nhanh, tích cực đưa những giống cây đạt hiệu quả kinh tế cao vào trồng.

 

Nhờ ứng dụng KH -KT, công nghệ đã góp phần tăng sản lượng cây trồng của huyện. Ông Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN &PTNT cho biết: Mỗi năm huyện tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm sản xuất cho hàng nghìn lượt hộ tham gia. Nhiều cách làm hay được ứng dụng rộng rãi góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong 4 tháng đầu năm nay, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức gần 20 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa xuân, ngô, kỹ thuật chăn nuôi cho 800 lượt người tham gia, triển khai các mô hình trồng rau an toàn, bưởi da xanh... Huyện đã chú trọng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay, diện tích làm đất bằng máy trong trồng lúa đạt trên 97%, cây màu đạt khoảng 80%. Công tác thủy lợi được chú trọng, hiện 14.000 ha đất trồng trọt đã chủ động tưới tiêu. Hàng năm, huyện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi và kiên cố hóa hệ thống kênh mương. Toàn huyện đã có trên 170 km kênh mương đạt chuẩn đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

 

Đặc biệt, huyện tập trung mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, năm 2014, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt trên 783 ha, trong đó cây có múi gần 200 ha, nhãn trên 153 ha, cây ăn quả khác trên 335 ha. Năm 2015, huyện có kế hoạch phát triển thêm 190 ha cây ăn quả các loại. Mỗi hộ, mỗi xã căn cứ vào điều kiện đất đai, địa hình để xác định những loại cây trồng phù hợp được coi là vấn đề cốt lõi tạo nên thắng lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Kim Bôi. Xã Sơn Thủy, thành công từ cây nhãn Hương Chi, nhiều hộ gia đình đã cải tạo vườn tạp trồng nhãn. Năm 2014, huyện hỗ trợ xã trồng thêm 40 ha, đưa diện tích nhãn toàn xã lên trên 60 ha. Mô hình trồng dưa chuột, dưa bở, dưa hấu tại các xã Bắc Sơn, Nam Thượng, Sào Báy... đã thực sự trở thành “cứu cánh” giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

Vụ xuân 2015, huyện chuyển đổi 149 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu, chủ yếu là dưa các loại và bí xanh, đưa diện tích dưa các loại lên hơn 370 ha, diện tích bí xanh 166 ha... Đi thăm vùng chuyển đổi vụ xuân tại các xã Bắc Sơn, Nam Thượng bên những luống bí xanh, ruộng dưa sai trĩu bà con nông dân rất phấn khởi khi được mùa nhưng vẫn canh cánh nỗi lo mất giá nếu không có hợp đồng bao tiêu, không có chỉ đạo và hướng dẫn.

 

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho rằng: Việc chuyển đổi là một quá trình và để bền vững hơn cần có đánh giá, quy hoạch cụ thể, cần tìm một vài loại cây trồng lợi thế cả về sản xuất và thị trường, dồn điền, đổi thửa để đầu tư trọng điểm tạo bước đột phá về sản xuất. Do đó cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, chỉ vậy mới nâng cao được giá trị của chuỗi sản xuất.

 

 

                                                                

                                                                               Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục