(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 30/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Mở rộng nguồn vốn

Điều 3 Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 quy định Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; thực hiện nhiệm vụ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg vừa ban hành, ngoài quy định trên thì Ngân hàng Chính sách còn được ưu tiên vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không lãi suất trên cơ sở cân đối các nguồn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác.

Quyết định mới cũng sửa đổi, bổ sung quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, vốn và các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm 1- Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung trong quá trình hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội được bổ sung vốn điều lệ hàng năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao; 2- Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; 3- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác; 4- Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có); 5- Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; 6- Vốn khác (nếu có).

Phí dịch vụ uỷ thác không quá 0,125%/tháng

Ngoài ra, Quyết định mới cũng sửa đổi, bổ sung quy định về chi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội; trong đó sửa đổi mức chi trả phí dịch vụ cho tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi. Theo quy định cũ thì mức chi trả này không vượt quá 0,22%/tháng.

Cũng theo Quyết định mới, tổng mức chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng cho các Tổ tiết kiệm vay vốn tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.  

 

 

                                                                         PV (TH)

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục