Cán bộ hội nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy trao đổi kinh nghiệm trồng măng tây với hội viên nông dân.

Cán bộ hội nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy trao đổi kinh nghiệm trồng măng tây với hội viên nông dân.

(HBĐT) - Hội Nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy hiện có 827 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Trong những năm qua, với vai trò tập hợp, hướng dẫn hội viên cách thức làm ăn, hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận với các tiến bộ KHKT góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

 

Đồng chí Lê Đình Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cố Nghĩa cho biết: So với xã khác, Cố Nghĩa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trước hết xã có hơn 5 km đường sông và đồng thời nằm trên trục đường 21 nên giao thương rất thuận lợi, là điều kiện lý tưởng để vận chuyển hàng hóa. Xã cũng có nhiều bãi bồi đất phù sa phù hợp với nhiều loại cây trồng với năng suất cao. Hiện nay, toàn xã đã có 2/4 HTX sản xuất nông nghiệp đã hoàn thành việc dồn điển đổi thửa rất thuận lợi cho canh tác. Xuất phát từ điều kiện thực tế như vậy, BCH Hội Nông dân xã Cố Nghĩa xác định người nông dân hoàn toàn có thể làm giàu chính đáng trên đồng đất quê mình nếu thực sự biết phát huy tiềm năng, lợi thế.

 

Từ nhận định đó, trong những năm qua, BCH Hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động hội viên hưởng ứng phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững. Trung bình hàng năm, 100% hội viên nông dân tham gia đăng ký hộ sản xuất – kinh doanh giỏi, trong đó hơn 55% hội viên đạt hộ SX – KD giỏi. Ngoài ra, Hội đã cử nhiều hội viên nông dân tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật như tham gia hội thảo về phòng dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng và vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản; nuôi gà thả vườn, nuôi ngỗng, kỹ thuật trồng nhãn ghép, trồng cây có múi… Hướng dẫn kỹ thuật, Hội Nông dân xã Cố Nghĩa cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ hội viên nông dân vốn để phát triển sản xuất. Hiện, Hội đã thực hiện tốt chương trình ủy thác vay vốn với 2 ngân hàng quản lý 16 tổ văn vốn với tổng số dư nợ hơn 2,1 tỷ đồng cho 11 hội viên vay. Ngoài ra, từ quỹ của các chi hội cũng đã thường xuyên quay vòng cho hội viên nghèo vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt, để tìm hướng làm ăn, đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, hàng năm, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt đi thăm quan học hỏi mô hình ở trong và ngoài tỉnh để từ đó nghiên cứu triển khai tại địa phương mình. Chính cách làm này đã giúp cho nhiều hội viên nông dân mạnh dạn áp dụng nhiều mô hình mới, cây con mới mang lại giá trị kinh tế cao như mô hình trồng nhãn ghép cành, mô hình trồng cam,, chanh đào, mô hình trồng măng tây. Từ những mô hình này, người nông dân đã ý thức được việc nâng cao giá trị sử dụng đất nên việc dồn điền đổi thửa đã được triển khai dễ dàng thuận lợi hơn. Từ đó, nhiều mô hình trang trại quy mô lớn đã được hình thành như trang trại trồng măng tây của gia đình bà Nguyễn Thị Điệp với diện tích hơn 5 ha, mô hình trang trại tổng hợp của anh lê Minh Quy, thôn 2C, Đinh Duy Trường, thôn 2… Đến nay có 21 mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả được nhân dân phát triển rộng, đem lại thu nhập bền vững.

 

                                                                      

 

 

                                                                    P.L

 

 

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục