(HBĐT) - Tối 12/8, tại Trung tâm hoạt động TTN tỉnh đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi sáng tác “cây bút tuổi hồng” lần thứ VI năm 2016. Tham dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Long Hải, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; đại diện Hội nhà văn Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong… và gần 500 ĐV-TTN là các tác giả đạt giải trong toàn quốc cùng các bạn thiếu nhi có chung niềm đam mê, khả năng sáng tác thơ, văn đến từ 4 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Các đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Long Hải, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư trao giải cho các tác giả nhí đạt giải A tại cuộc thi.
Giải thưởng “Cây bút tuổi hồng” dành cho những tác phẩm truyện và thơ của các cây bút học trò (từ 7 - 16 tuổi) do Hội Nhà văn Việt Nam, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Bước qua 5 mùa giải, “Cây bút tuổi hồng” đã trở thành giải thưởng văn học được nhiều tác giả nhí yêu mến. Năm nay, giải bắt đầu nhận bài từ 25/1-30/4. Trong vòng chưa đầy 3 tháng đã có hàng trăm tác giả với nhiều tác phẩm chất lượng của thiếu nhi cả nước tham gia dự thi. Dựa trên các tiêu chí: phải là tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật; có tác dụng giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn cho các em thiếu nhi, động viên các em thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ… BTC đã lựa chọn và quyết định trao 4 giải A, 2 giải B, 12 giải C, 12 giải khuyến khích ở cả 2 thể loại văn, thơ cho các tác giả xuất sắc. Trong đó, giải A thuộc về các em: Đặng Nguyễn Bảo Trân (Thái Bình); Phạm Ngọc Ly (Thừa Thiên- Huế); Đặng Ý Nhi (Hà Nội); Nguyễn Gia Thành (Thái Bình).
Nằm trong khuôn khổ chương trình, trước đó đã diễn ra trại sáng tác văn học “thế giới muôn màu”. Tại đây, các em thiếu nhi có đam mê sáng tác đến từ 4 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình đã cùng giao lưu với các nhà văn, nhà thơ và các tác giả nhí đạt giải của cuộc thi; đi thăm tượng đài Bác Hồ, nhà máy thủy điện Hòa Bình; khởi công nhà khăn quàng đỏ cho đội viên có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cao Phong.
H.Y
Hoa hậu Việt Nam, người đại diện cho phụ nữ Việt, ngoài việc phải đẹp và tài năng để bắt kịp thế giới, còn phải làm thế nào để "Y phục xứng kỳ đức". Công chúng đang mong muốn và chờ đợi ở người đẹp đăng quang và đội trên đầu mình chiếc vương miện danh giá có được điều ấy.
(HBĐT) - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) vừa phối hợp với Công ty du lịch MTV Hòa Bình tổ chức chương trình giao lưu hỗ trợ cộng đồng tại xóm Ải, xã Phong Phú (huyện Tân Lạc).
(HBĐT) - Bài 2: Quá trình ra đời, tồn tại và hình thức biểu hiện của Mo Mường Để hiểu sâu hơn về Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường, chúng ta tìm hiểu quá trình ra đời và tồn tại; hình thức biểu hiện, quy trình thực hành; không gian văn hóa liên quan, các sản phẩm vật chất và tinh thần tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của di sản văn hóa phi vật thể.
Cô gái quê Hải Phòng - Trần Thị Thu Ngân (SBD 354) đã vượt qua 38 thí sinh để đăng quang ngôi vị Hoa hậu bản sắc Việt 2016 trong đêm chung kết diễn ra vào tối 7/8 tại Sầm Sơn, Thanh Hóa
Bị khiển trách, cấm xuất hiện tại Hoa hậu Việt Nam 2016- dù không tước vương miện song ‘án phạt’ này với Kỳ Duyên cũng được xem là rất nặng.
(HBĐT) - Hồi còn đi học, biết tôi là người Hoà Bình (ngày ấy, trong quan niệm của người miền xuôi, Hoà Bình là chốn rừng thiêng nước độc), mọi người quen tôi thường hỏi: Hoà Bình có đặc sản gì khác không ngoài rượu cần và cơm lam ? Câu ấy có người hỏi thật, có người hàm ý. Tôi thường dùng câu chuyện ai đó đã bịa ra để trả lời "Có đấy, có ăn món "nhái ôm măng” không? Này nhé, bếp nhà sàn người Mường lúc nào cũng giữ lửa.