(HBĐT) - Người Mường hiện chiếm 63,3% dân số của tỉnh, chủ yếu sống tập trung ở bốn mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Các địa danh này đã nổi tiếng thế giới vì sự tích hợp và sáng tạo văn hoá độc đáo làm nên một nền Văn hoá Hoà Bình trứ danh. Các nhà khảo cổ học, các chuyên gia nhân loại học đã khẳng định: Thông qua nền văn hoá của người Mường ở Hoà Bình, nhân loại nói chung đã có một bước phát triển quan trọng về tâm thức cũng như các giá trị cộng đồng khác.
Nghệ thuật đúc đồng chỉ được phát hiện ở các dân tộc từng có một nền văn minh đặc biệt trong quá khứ. Nó không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao mà còn chứng tỏ sự phát triển tâm thức rất mạch lạc, rõ ràng của dân tộc đó. Mặc dù còn có những ý kiến đánh giá lại nguồn gốc tộc sản thiêng liêng này, nhưng với hơn 100 chiếc trống đồng tồn tại cho đến ngày hôm nay, người Mường Hoà Bình cho thấy họ đã sẵn sàng sử dụng các đồ vật linh thiêng từ rất lâu trong quá khứ.
Khi nền văn hoá sơ khai phát triển đến một mức độ nào đó, nó cần bổ sung thêm chiều sâu của tâm thức dân tộc. Sự phát triển văn hoá mạnh mẽ với các giá trị cộng đồng, các giá trị thường nhật sẽ được làm sâu sắc, phong phú thêm bởi chiều sâu tâm thức dân tộc ấy. Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên khi tiếng trống đồng linh thiêng thể hiện cho ngày hội, cho khát vọng giàu sang, cho chiều rộng dài của âm vang thì văn hoá người Mường lại sản sinh thêm những nhạc cụ mới. Những thứ bổ sung cho tiếng trống đồng. Đó chính là dàn cồng chiêng quý giá.
Trống đồng cổ.
Các cung bậc âm thanh đã được phân biệt kỹ lưỡng và thành kính trong từng loại cồng chiêng. Khác với trống đồng chỉ tham gia vào những cung bậc hùng tráng, tưng bừng của người Mường, cồng chiêng tham dự vào hầu hết các cung bậc cảm xúc của nền văn hoá này. Từ niềm vui khi một đứa trẻ sinh ra, niềm đam mê đôi lứa cho đến nỗi buồn tang lễ... Cồng chiêng “âm thanh hóa” tất cả và giữ cho con người luôn trong trạng thái cân bằng ở mỗi bậc cảm xúc.
Hiện nay cồng chiêng được lưu giữ khá nhiều trong các gia đình dân tộc Mường ở Hoà Bình. Nhà thì có từ 1 - 2 chiếc, có nhà giữ được cả bộ 12 chiếc. Theo thống kê gần đây, huyện Tân Lạc hiện còn hơn 500 chiếc cồng chiêng. Nếu tính con số cồng chiêng hiện của cả tỉnh là rất lớn.
Ngoài trống đồng và cồng chiêng, văn hoá dân tộc Mường ở Hoà Bình cũng từng có giai đoạn phát triển ở một trình độ cao và tinh tế. Rất nhiều đồ gốm của các thời Lý, Trần, Lê và cả đồ gốm có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ của người Mường. Điều đó chứng tỏ người Mường cổ đã phát triển ở một trình độ tâm thức rất cao. Đồ gốm đối với họ không chỉ là những đồ gia dụng bình thường nữa. Một khía cạnh nào đó, nó đã biểu hiện cho sự linh thiêng, bí ẩn của cuộc sống sau khi chết, biểu hiện cho một đẳng cấp sống cao hơn hiện tại.
Văn hoá người Mường ở Hoà Bình còn bừng nở và viên mãn ở rất nhiều điều khác. Nhưng chỉ với ba loại hiện vật là trống đồng, cồng chiêng và đồ gốm, chúng ta có thể cảm nhận được sức sống mãnh liệt của một nền văn hoá lớn - nền văn hoá Hoà Bình.
Nguyễn Thị Thi (Bảo tàng Tỉnh)
(HBĐT) - Tối 13/11, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Tỉnh đoàn Hòa Bình tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2016. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Nhà văn hoá tổ 12, 13 xã Sủ Ngòi, Khu dân cư xóm 12, xã Sủ Ngòi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 86 năm ngày Truyền thống Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2016). Tới dự có đồng chí Quách Tùng Dương, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Hoà Bình; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Cựu chiến binh tỉnh, Thành phố Hoà Bình và đông đảo nhân dân xã Sủ Ngòi.
Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa chiếm hơn 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường cả nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.
(HBĐT) - Qua hàng nghìn năm, người Mường đã lao động, học tập và sáng tạo cho mình, cho đất nước nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, rực rỡ, đặc sắc và nổi tiếng. Trong nền văn hóa ấy - không gian văn hóa chiêng Mường với hàng vạn chiếc chiêng được trình tấu, trình diễn độc đáo. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy âm nhạc - không gian văn hóa chiêng Mường của tỉnh được coi trọng nhằm góp phần củng cố sự trường tồn của dân tộc. Trong Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 - một lần nữa giá trị của chiêng Mường được tôn vinh trong ngày hội lớn của tỉnh nhà.
(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng bộ chữ Mường cho biết: Ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và nền văn hóa dân tộc thì chữ viết chính là công cụ của ngôn ngữ.
Chương trình tái hiện không gian văn hóa đồng bào dân tộc Mông ngay giữa Thủ đô bằng các hoạt động đặc sắc như khèn Mông, sáo Mông, gậy sinh tiền...