(HBĐT) - Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 (Lễ Kỷ niệm và Lễ hội) đã thành công tốt đẹp đáp ứng được mục tiêu đề ra là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần yêu nước, sự đoàn kết nhất trí, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, đồng thời mở rộng giao lưu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh về một Hòa Bình giàu truyền thống lịch sử văn hóa, sẵn sàng đổi mới và hội nhập.
Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh mang đậm bản sắc dân tộc.
Theo đánh giá của dự luận xã hội và nhân dân, Lễ Kỷ niệm và Lễ hội đã thành công trên nhiều phương diện. Khối lượng công việc lớn, thế nhưng do có sự tập trung chỉ đạo từ công tác hậu cầu, cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự đến công tác tuyên truyền, khánh tiết đều được vận hành đúng kế hoạch, kịch bản đề ra. Nằm trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm và Lễ hội Chiêng Mường của tỉnh có nhiều hoạt động được tổ chức như: Giải Vô địch xe đạp đường trường toàn quốc; Liên hoan âm nhạc khu vực miền núi phía Bắc với 15 đoàn các tỉnh tham gia. Giải quần vợt tỉnh Hòa Bình mở rộng. Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ II và Hội chợ Nông nghiệp - du lịch - thương mại vùng Tây Bắc; Trao giải các cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử 130 năm tỉnh Hòa Bình”; Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2011- 2015, thi ảnh nghệ thuật thời sự tỉnh Hòa Bình; Triển lãm thành tựu KT- XH - ANQP; Triển lãm ảnh thời sự, nghệ thuật; Trưng bày hiện vật bảo tàng; Trưng bày mẫu sản phẩm quà tặng và ấn phẩm du lịch. Trưng bày sinh vật cảnh. Lễ hội Chiêng Mường tỉnh lần thứ II có 13 đoàn nghệ thuật các huyện, thành phố, đội văn nghệ Công ty CP Du lịch Hòa Bình và Đoàn nghệ nhân tỉnh Thanh Hóa với trên 300 nghệ nhân và diễn viên tham gia. Phiên chợ vùng cao có 45 đơn vị tham gia với 90 gian hàng. Dâng hương tại tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình. Chương trình Diễu hành chiêng đường phố và màn xác lập kỷ lục Guinness lần thứ 2 với sự tham gia của gần 2.000 nghệ nhân.
Cùng với chuỗi các hoạt động trong Lễ Kỷ niệm và Lễ hội, tỉnh ta vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về dự Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc tại xóm Mát 2, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình). Tỉnh đã tổ chức thành công cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ, khởi công cầu Hòa Bình 3, Hội nghị Xúc tiến đầu tư với tổng giá trị vốn cấp phép đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Đặc biệt, sự kiện Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất vào tối 19/11 diễn ra như mong đợi. Tỉnh ta vinh dự được đón đồng chí Đinh Thế Huynh, UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.ư Đảng tới dự. Tại Lễ Kỷ niệm, tỉnh đã huy động 1.600 nghệ nhân, 300 học sinh, 400 đạo diễn, nhạc sỹ, họa sỹ, diễn viên các đoàn nghệ thuật, cùng hàng nghìn lực lượng tình nguyện viên và bảo vệ tham gia phục vụ.
Theo thống kê đã có khoảng 10 vạn lượt người tham quan các hoạt động Lễ Kỷ niệm và Lễ hội. Chương trình Lễ Kỷ niệm được tường thuật trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng như VTV1, Đài PT-TH tỉnh, Báo điện tử Hòa Bình với các hoạt động quan trọng đã tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, ghi nhận tiềm năng, cơ hội phát triển của tỉnh như: Công bố và trao kỷ lục Guinness cho màn chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ II. Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 2 di sản Mo Mường và Nghệ thuật Chiêng Mường Hòa Bình.
Đặc biệt, thông qua màn trình diễn nghệ thuật được chuẩn bị chu đáo, công phu với chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Hòa Bình - Vang mãi bản hùng ca” gồm 3 chương: Chương I - “Di sản cội nguồn rực rỡ sắc màu”; Chương II - “Hòa Bình vùng đất trù phú tiềm năng vẫy gọi”; Chương III - “Hòa Bình hội nhập và phát triển” đã tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng cán bộ và nhân dân cũng như bạn bè xa gần về một Hòa Bình giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang vững bước trên chặng đường đổi mới.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, công bố Quy hoạch khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình và đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho 2 di sản văn hóa Mo Mường và nghệ thuật Chiêng Mường Hòa Bình đã thành công tốt đẹp, đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Lễ Kỷ niệm được tiến hành trang trọng, an toàn, mang tính văn hóa, tính giáo dục cao, để lại hình ảnh đẹp về một vùng đất, con người và văn hóa Hòa Bình trong lòng các đại biểu, du khách, nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đây là kết quả của sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và tham gia, hưởng ứng của nhân dân các dân tộc; sự cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ tổ chức Lễ Kỷ niệm…”.
Ngoài ra, với sự quyết liệt trong công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh các phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh đã mang lại chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực đời sống KT-XH, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hòa Bình hướng tới mục tiêu trở thành đô thi loại 2 vào năm 2020, tạo niềm phấn khởi lan tỏa trong ý thức và hành động của mỗi người dân Hòa Bình xây dựng quê hương giàu mạnh. Lễ kỷ niệm được các đại biểu, nhân dân đánh giá rất cao ở khâu tổ chức chuỗi các hoạt động, điểm nhấn là phần lễ và màn nghệ thuật chào mừng, chương trình nghệ thuật đã để lại nhiều dư âm trong niềm tin tưởng của các cấp ủy chính quyền, trong lòng yêu mến của nhân dân các dân tộc, xứng đáng với tầm vóc 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh.
Hương Lan
“Vầng trăng” Hoàng Hữu sáng mãi với thời gian cùng với tập sách “Hoàng Hữu – Tác phẩm”.
(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.
Bùi Bài Bình, Minh Trang, Hoa Thúy và Anh Tú là những diễn viên đã rất lâu rồi mới trở lại trên sóng truyền hình, có người tới chẵn 20 năm. Lần này, “điểm hẹn” của họ là bộ phim “Chiều ngang phố cũ”, câu chuyện về những biến đổi trong tâm lý, tinh thần của một gia đình Hà Nội cũ xoay quanh ngôi nhà cổ của ông bà để lại.
(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền, xã Long Sơn (Lương Sơn). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lương Sơn và các nam, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Long Sơn và các xã lân cận.
(HBĐT) - Thật có cơ duyên khi sau hàng chục năm, lần này trở lại thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh - Hải Dương) đúng dịp lễ hội mùa thu, một trong 2 mùa lễ hội lớn trong năm của di tích quốc gia đặc biệt này. Cảnh cũ, người xưa đã thay đổi quá nhiều. Những vạt cây sim, cây mua một thời trên đồi Côn Sơn, nay đã nhường chỗ cho bạt ngàn cây rừng xanh ngát nối dài lên tận đỉnh. Du khách nối du khách hành hương trong mùi hương trầm thoang thoảng, tinh khiết không gian. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc mùa thu năm 2016 đã thu hút hàng vạn du khách đến thắp hương, chiêm bái, cầu mong điều tốt lành.
(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví làm say đắm lòng người. Hòa Bình còn được biết đến như một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại; nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử cách mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.