(HBĐT) - Hiểu theo nghĩa thông thường nhất, tục thực chất là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được cả cộng đồng chấp nhận. Lệ là những quy ước được hình thành dần trong xã hội, bắt buộc mỗi thành viên trong cộng đồng phải tuân theo. Tục lệ được hình thành và biến đổi theo thời gian và ý thức của cộng đồng xã hội. Có những tục lệ dần dần trở thành lạc hậu, hủ tục bị loại bỏ, có những tục lệ trở thành mỹ tục được phát huy. Căn cứ vào tục lệ có thể tìm hiểu, khám phá được đặc trưng của văn hóa qua thời gian. Có thể những tục lệ đó không còn áp dụng trong đời sống hiện đại nữa nhưng những giá trị đó cần được biết đến như biết về quá khứ xa xôi, tốt đẹp của cha ông, nhất là những tục lệ trong hôn nhân...

 

 

Một cảnh tái hiện lễ rước dâu trong đám cưới truyền thống của dân tộc Mường qua hoạt cảnh tại một lễ hội.

 

Hôn nhân của người Mường là hôn nhân theo chế độ một vợ, một chồng. Nhà trai phải thực hiện một số bước sau. Thứ nhất là lễ ướm hỏi (kháo thiếng): Khi đôi trai gái đã tâm đầu, ý hợp, nhà trai nhờ ông mối (ông mờ) sang nhà gái hỏi ý kiến. Qua 1-2 lần đến trò chuyện, đặt vấn đề, nếu nhà gái bằng lòng trả lời cho ông mối biết để về nói với nhà trai. Tiếp đó, ông mối đem 2 chai rượu và chè mang sang nhà gái làm tin, hai bên đi đến thống nhất làm lễ bỏ trầu. Lễ bỏ trầu (ti nòm bánh): đến ngày hẹn, ông mối dẫn đầu họ nhà trai (không có chú rể) đến nhà gái bỏ cơi trầu ăn hỏi. Lễ vật gồm có con lợn khoảng 20 kg, 1 gánh gạo, bánh chưng, 5 chai rượu, 1 buồng cau và lá trầu... Sau lễ bỏ trầu, nhà trai lo chuẩn bị ngày cưới chính thức. Gần đến ngày cưới, nhà trai sắm lễ trầu cau và rượu nhờ ông mối xin ngày cưới. Lễ cưới: đoàn nhà trai sang nhà gái do ông mối dẫn đầu mang theo gạo, lợn, rượu, trầu, buồng cau, vài cây mía. Kèm theo đó là nồi xôi, 2 con gà trống thiến. Đến giờ đẹp, ông mối thay mặt nhà trai trao lễ cho nhà gái rồi quay ra khấn rượu để cô dâu, chú rể và hai họ uống chung vò rượu cần; khấn trời, khấn đất để mọi chuyện hanh thông...Tiếp đến là lễ đón dâu (ti du): Đến ngày đã định, nhà trai mang lễ sang nhà gái đón dâu. Nhà gái cử vài chục người đi đưa dâu. Cô dâu mặc áo, váy đẹp, đầu đội nón. Ngoài đồ dùng riêng, cô dâu còn phải mang theo hàng chục cái gối để biếu bố mẹ chồng và họ hàng nhà chồng. Sau đó, 3 ngày, nhà trai mới làm lễ để cô dâu về thăm bố mẹ đẻ. Hiện nay, ở nhiều nơi, thủ tục cưới xin đã được đơn giản nhưng vẫn bảo đảm tính trang trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống cộng đồng.

 

Hôn nhân của người Thái cũng có các bước như đi dạm tiếng, đi dạm hỏi, xin ngày cưới, lễ cưới và lễ nhập phòng. Trong lễ cưới, nhà trai mang một con lợn, bạc, vò rượu, gạo…đến nhà gái. Trong ngày này, ông bác và ông cậu cô dâu có quyền tối cao quyết định mọi việc, kể cả việc đón dâu. Sau các thủ tục (khấn tổ tiên về chứng giám nhận dâu, rể là con của nhà…) là liên hoan và cuộc vui đối đáp. Vào giờ tốt, nhà trai sẽ xin phép đưa cô dâu về. Trước lúc xuống cầu thang, nhà gái làm lễ nhận rể và trao quà hồi môn (đệm, chăn, gối, quần áo, vàng bạc…). Cô dâu mặc váy mới, ngoài khoác áo dài, chít khăn, tay cầm nón mới theo chú rể về nhà chồng. Tới nhà trai, nhà gái làm lễ cất nón (một người nhà cô dâu nộp tượng trưng cho các trẻ nhà trai ít tiền) rồi mới được lên nhà.

 

Hôn nhân của người Dao cũng có nhiều nét độc đáo với các bước tiến hành không khác nhiều các dân tộc khác. Trong lễ cưới, lễ vật nhà trai mang đến nhà gái xin cưới gồm 10 kg muối, 4 vai 4 lợn, 120 bánh rán, 1 đôi gà thiến, 20 lít rượu, 80 miếng thịt sống cùng nửa miến gan lợn, 1 miếng thịt mông lợn, 1 thủ lợn, 2 tấm vải trắng, 2 mét vải đỏ, 13 mét chỉ đỏ và 2 nén bạc để cúng cho dâu rể. Ngoài ra, nhà trai còn phải thịt lợn để chia phần mang đến nhà gái và làm cỗ tại nhà. Ngày cưới, cô dâu mặc quần áo đẹp. Khi đưa dâu đến về đến nhà trai phải chọn đúng giờ tốt mới được bước chân vào nhà. Thầy cúng đã chờ sẵn ở cửa và làm các lễ nghi cần thiết để đưa cô dâu vào nhà. Nhà trai mổ gà cúng để báo cho tổ tiên biết…

 

Qua các dịp lễ tết, hội hè, chợ phiên hoặc thổi kèn sáo, hát giao duyên, trai gái Mông tự tìm đến với nhau, nhưng việc dựng vợ gả chồng là do bố mẹ lựa chọn. Trước đây còn tục “cướp vợ”, ngày nay, trai gái Mông yêu nhau người con trai tổ chức “kéo” người con gái về. Trước khi kéo, nhà trai đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cần thiết cho đám cưới. Việc xảy ra cả đôi bên cha mẹ đều biết trước và đồng ý. Sau khi đã có tình ý, nhà trai sang nhà gái tổ chức làm lễ ăn hỏi. Việc ăn hỏi phải nhờ vào hai ông mối (một ông đại diện cho nhà trai, một ông đại diện cho nhà gái). Lễ vật ăn hỏi gồm rượu, chè, thuốc. Đồ dẫn cưới nhà trai mang sang nhà gái là 2 con lợn, ba trăm chai rượu, một đôi gà, từ 15 - 100 đồng bạc trắng hoa xòe…

 

Hiện nay, một số nét đẹp trong tục lệ trong hôn nhân của đồng bào các dân tộc ở Hòa Bình vẫn được lưu giữ (ví dụ, ở một số nơi, đồng bào Mường khi đi đón dâu, nhà trai vẫn mang theo mía để mong sự sinh sôi, phát triển và ngọt ngào trong hạnh phúc). Tuy nhiên, theo thời cuộc, nhiều thủ tục rườm rà đã được lược bỏ để nhà trai, nhà gái có thể chủ động nhiều hơn trong việc cưới, việc xin, tránh những phiền phức không đáng có trong cuộc sống lứa đôi của các bạn trẻ.

 

                                                                           

 

                                                       Bùi Văn (TH)

(Còn nữa)

 

Bài 24: Huyện Lương Sơn, những nét tổng thể trong hành trình 130 năm xây dựng và phát triển

Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong: Nhà văn hóa thôn, bản là thiết chế quan trọng để kết nối cộng đồng

(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.

Nhiều diễn viên kỳ cựu trở lại trong “Chiều ngang qua phố cũ”

Bùi Bài Bình, Minh Trang, Hoa Thúy và Anh Tú là những diễn viên đã rất lâu rồi mới trở lại trên sóng truyền hình, có người tới chẵn 20 năm. Lần này, “điểm hẹn” của họ là bộ phim “Chiều ngang phố cũ”, câu chuyện về những biến đổi trong tâm lý, tinh thần của một gia đình Hà Nội cũ xoay quanh ngôi nhà cổ của ông bà để lại.

Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền

(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền, xã Long Sơn (Lương Sơn). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lương Sơn và các nam, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Long Sơn và các xã lân cận.

Côn Sơn - Kiếp Bạc ghi dấu ấn đẹp trong lòng du khách

(HBĐT) - Thật có cơ duyên khi sau hàng chục năm, lần này trở lại thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh - Hải Dương) đúng dịp lễ hội mùa thu, một trong 2 mùa lễ hội lớn trong năm của di tích quốc gia đặc biệt này. Cảnh cũ, người xưa đã thay đổi quá nhiều. Những vạt cây sim, cây mua một thời trên đồi Côn Sơn, nay đã nhường chỗ cho bạt ngàn cây rừng xanh ngát nối dài lên tận đỉnh. Du khách nối du khách hành hương trong mùi hương trầm thoang thoảng, tinh khiết không gian. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc mùa thu năm 2016 đã thu hút hàng vạn du khách đến thắp hương, chiêm bái, cầu mong điều tốt lành.

Những di tích lịch sử nổi tiếng tại Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví làm say đắm lòng người. Hòa Bình còn được biết đến như một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại; nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử cách mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.

Gìn giữ bản sắc văn hóa trong giai điệu quê hương

(HBĐT) - Năm 1992, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nhạc cụ trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Đinh Tùng Bách (ảnh) về công tác tại Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh . Là một nhạc công chơi hay các bản nhạc, anh được tập thể đoàn phân công làm đội trưởng phụ trách đội nhạc đi biểu diễn các huyện, thị trong tỉnh, các chương trình hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và khu vực. Trong những năm đầu về Đoàn nghệ thuật tỉnh, Đinh Tùng Bách là học trò cưng của NSUT Nguyễn Chính, nguyên Phó Giám đốc nhà hát ca múa kịch Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục