(HBĐT) - Cho đến nay, ngành nghề du lịch - dịch vụ vẫn là hướng phát triển bền vững, hiệu quả, giúp khai thác tiềm năng, quảng bá vẻ đẹp vùng miền, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cộng đồng dân cư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy nhiên, ở vùng đất Mường Bi (Tân Lạc) vốn có không ít tiềm năng, thế mạnh, du lịch dường như vẫn chưa được “đánh thức”.
Bài 1: Có một du lịch Mường Bi chưa được “đánh thức”
Không chỉ là địa danh có phong cảnh “sơn thủy hữu tình”, Tân Lạc còn là 1 trong 4 vùng Mường lớn nhất của tỉnh. Người Mường nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa dân tộc. Mường Bi cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa – tín ngưỡng gắn với đời sống của bà con.
Sở hữu “kho tàng” tài nguyên quý giá…
Gọi Mường Bi là vùng đất có cả kho tàng tài nguyên quý giá về du lịch cũng không ngoa bởi ít có nơi nào như nơi đây được thiên nhiên ưu đãi. Nếu ở các xã vùng thấp (Phong Phú, Thanh Hối, Tử Nê) có những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng thì với các xã vùng cao, vùng thượng, vùng hồ như Phú Cường, Lũng Vân, Nam Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông, Ngòi Hoa có cả các thác nước, hang động tuyệt đẹp mà tạo hóa ban tặng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có hàng chục điểm tài nguyên đã và đang thu hút khách du lịch như động Mường Chiềng, động Thác Bờ, động Hoa Tiên, vịnh Ngòi Hoa, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông hay các bản du lịch cộng đồng xóm Cú – xã Tử Nê, xóm ải – xã Phong Phú. Đây đồng thời được xem là cái nôi của người Mường với sức hút từ những sản phẩm thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu cần…) hay nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc (hát ru, hát đúm, xéc bùa…). Một số sản phẩm du lịch hấp dẫn không thể không kể đến như Lễ hội khai hạ Mường Bi – xã Phong Phú, lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh, hội chùa Lim – thị trấn Mường Khến, lễ hội Chiềng Mường – thị trấn Mường Khến. Hình ảnh ấn tượng về cảnh quan sinh thái nổi bật chính là cuộc sống vùng thôn dã với các dãy núi, khu rừng, cánh đồng, khe suối xen kẽ nhau, bản làng bình yên có suối chảy quanh, những ngôi nhà sàn tựa lưng vào núi, trước nhà là vườn rau, phía xa xa là nương ngô, nương lúa và người dân hiếu khách, hiền hòa.
Du lịch cộng đồng xóm Chiềng, xã Lũng Vân (Tân Lạc) bước đầu thu hút du khách nhờ thiên nhiên ưu đãi và nét bản sắc văn hóa trong mỗi nếp nhà.
Đặc biệt, hệ thống các hang động, thác nước, núi đá, rừng nguyên sinh, những con suối nhỏ trong lành vẫn còn đó nguyên vẹn vẻ hoang sơ, hùng vĩ. Tiêu biểu là động Hoa Tiên ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa hay động Nam Sơn ở xóm Tớn, xã Nam Sơn là những động đẹp với vô vàn cột đá, nhũ đá, măng đá, đủ các hình thù kỳ thú. Trên địa bàn còn có núi Cột Cờ - xã Địch Giáo đã đi vào cổ tích người Mường từ thời “Đẻ đất, đẻ nước” rồi thác Khanh, xã Phú Cường với 3 thác nước kéo dài tuyệt đẹp cao khoảng 100m, cảnh sắc hoang sơ hay thác Trăng xã Do Nhân gồm 4 bậc thác, mỗi bậc mang vẻ đẹp riêng để du khách vừa thăm quan, khám phá, trải nghiệm, thử thách bản thân. Hang Muối cũng là di tích cấp quốc gia nằm trong dãy núi Ba Bến - thị trấn Mường Khến, một di chỉ cư trú của người nguyên thủy thuộc nền Văn hóa Hòa Bình có niên đại từ hàng chục nghìn năm trước với nhiều di vật được tìm thấy như công cụ ghè đập, chặt thô, rìu ngắn, rìu dài, rìu mài lưỡi, chày, cắt khía…
Tại điểm xã vùng cao, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm giữa khu vực trung tâm của vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và Pù Luông (Thanh Hóa) được biết đến là một trong những khu rừng trên núi đá vôi còn sót lại ở phía Bắc Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều loài có trong danh sách các loài bị đe dọa của thế giới, nhiều loài được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Ngoài ra còn có các điểm tài nguyên khác như động Mường Chiềng, rừng nguyên sinh Phú Cường, hang Kiến, hang Chù Bụt…
Nhưng du lịch vẫn…về sau
Động Nam Sơn (còn gọi là động Tớn) được phát hiện vào năm 2004. Theo một chuyên gia nghiên cứu về động ở Việt Nam, vẻ đẹp của hang động đá vôi này quả thực “có một không hai”. Nhũ đá, thạch đá lung linh, đối xứng như làm lay động hồ nước tinh khiết, trong veo. Những khối nhũ đá đồ sộ trong hang động phải đến 3 – 4 triệu năm mới tạo thành được… Mặc dầu vậy, đã trôi qua cả chục năm, di tích danh thắng quốc gia này vẫn chưa thể đi vào khai thác. Theo anh Hà Quang Chiến, người thông thuộc địa hình từ xóm Tớn lên đến hang động, đường đi, lối lại ở đây vẫn là đường rừng hiểm trở, du khách muốn thám hiểm buộc phải leo trên phiến đá tai mèo. Một hang động đẹp đến nhường vậy nhưng giờ vẫn ngủ yên. Cửa động khóa trái hầu hết các ngày trong năm.
Ít năm gần đây, du lịch cộng đồng ngày càng mở mang, phát triển. Điểm đến xóm ải – xã Phong Phú từng được 1 dự án đầu tư hỗ trợ 10 hộ nâng cấp nhà sàn để bảo tồn văn hóa, có công trình vệ sinh và thiết bị phục vụ du khách nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hiện nay, khi dự án đã kết thúc, việc thu hút du khách vẫn chưa đáp ứng mục tiêu mong đợi.
Theo đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng du lịch của huyện vẫn chậm phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng trong du lịch của tỉnh. Năm 2005, tổng lượt khách đến huyện khoảng trên 106.000 lượt, trong đó có 102 lượt khách quốc tế. Đến năm 2015 có 80.660 lượt khách, trong đó có 428 lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2005 – 2015 đạt 22,49%. Lượng khách quốc tế qua các năm không ổn. Đơn cử năm 2012 có 546 lượt khách, năm 2013 giảm còn 100 lượt khách, năm 2015 tăng 428 lượt khách. Khách đến với mục đích du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa là chủ yếu, thời gian lưu trú trung bình 1,1 ngày, thấp hơn so với tỉnh (1,4 ngày).
(Còn nữa)
Bài 2: Hướng mở nào cho du lịch Mường Bi một sức hút khó cưỡng?
Bùi Minh
Ngày 30-11, tại tỉnh U-đôm-xay, phía bắc Lào đã diễn ra lễ bàn giao công trình Đài phát thanh, truyền hình tỉnh U-đôm-xay do Chính phủ Việt Nam tài trợ cho Chính phủ Lào. Đây là một trong những dự án được thực hiện nằm trong khuôn khổ Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật năm 2013 được ký kết giữa hai nước Việt Nam và Lào và giao cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện, đầu tư xây dựng dự án.
“Vầng trăng” Hoàng Hữu sáng mãi với thời gian cùng với tập sách “Hoàng Hữu – Tác phẩm”.
(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.
Bùi Bài Bình, Minh Trang, Hoa Thúy và Anh Tú là những diễn viên đã rất lâu rồi mới trở lại trên sóng truyền hình, có người tới chẵn 20 năm. Lần này, “điểm hẹn” của họ là bộ phim “Chiều ngang phố cũ”, câu chuyện về những biến đổi trong tâm lý, tinh thần của một gia đình Hà Nội cũ xoay quanh ngôi nhà cổ của ông bà để lại.
(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền, xã Long Sơn (Lương Sơn). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lương Sơn và các nam, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Long Sơn và các xã lân cận.
(HBĐT) - Thật có cơ duyên khi sau hàng chục năm, lần này trở lại thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh - Hải Dương) đúng dịp lễ hội mùa thu, một trong 2 mùa lễ hội lớn trong năm của di tích quốc gia đặc biệt này. Cảnh cũ, người xưa đã thay đổi quá nhiều. Những vạt cây sim, cây mua một thời trên đồi Côn Sơn, nay đã nhường chỗ cho bạt ngàn cây rừng xanh ngát nối dài lên tận đỉnh. Du khách nối du khách hành hương trong mùi hương trầm thoang thoảng, tinh khiết không gian. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc mùa thu năm 2016 đã thu hút hàng vạn du khách đến thắp hương, chiêm bái, cầu mong điều tốt lành.