(HBĐT) - Từ một xóm nằm trên vùng lòng hồ sông Đà với 10 hộ dân, giờ đây xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã có 39 hộ được nhiều người biết đến với điểm du lịch homestay.

 

Một chiều cuối đông, chúng tôi trở lại xóm Đá Bia. Lần trước, đoạn đường dài gần 20 km từ xã Vầy Nưa lên Tiền Phong rải cấp phối đi mất một tiếng đồng hồ. Lần này là con đường trải nhựa chạy men theo lòng hồ. Chỉ còn chừng 2 km từ xóm Oi Nọi vào là đường đất. Trước những năm 1970, xóm Đá Bia nằm dưới lòng hồ sông Đà. Với địa thế gần sông, gần rừng nên nơi đây thuận lợi trồng ngô, màu, rừng và đánh bắt thủy sản. Sau khi làm thủy điện, người dân được “vén” lên cao. Phần lớn các hộ vào Nam sinh sống, còn lại hơn 10 hộ bám trụ trên vùng lòng hồ. Những người ở lại sinh sống bằng trồng rừng, cây màu và đánh bắt thủy sản trên lòng hồ. Xa trường, nhiều con em bỏ dở việc học, nhiều gia đình không có điều kiện cho con đi học.

Quán tự giác là một điểm thu hút du khách của xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Trước những khó khăn đó, Nhà nước đã đầu tư cho xóm làm đường từ xóm Oi Nọi vào Đá Bia. Có đường, con tôm, con cá, củ sắn, bắp ngô bán được thuận lợi. Một số hộ chuyển đi nơi khác quay về trốn cũ sinh sống. Anh Bùi Văn Mềnh, Trưởng xóm Đá Bia cho biết: Hiện nay, xóm có 39 hộ với 178 khẩu và chia làm 2 khu. Khu trung tâm có 31 hộ, khu bên sông có 8 hộ. Cùng với sự nỗ lực của bà con, những năm qua, thông qua các dự án đã đầu tư xây dựng chi trường tiểu học, mầm non, công trình nước hợp vệ sinh, hỗ trợ bà con trồng hơn 100 ha rừng,  ngô, sắn, hơn 30 hộ nuôi 60 lồng cá. 

 

Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã hỗ trợ bà con giống bò, lợn. Từ những con giống được hỗ trợ, đàn bò của xóm đã nhân rộng, đời sống của bà con ngày càng ổn định.

 

Trở lại lần này, ngoài ấn tượng những căn nhà sàn đặc trưng nằm ven lòng hồ là quán tự giác. Tôi đã nghe nói hình thức bán hàng này ở Nhật Bản chứ không phải ở mình. Anh Bùi Văn Mềnh chia sẻ: Hình thức bán hàng này của người dân trong xóm có từ lâu rồi, từ ngày chưa làm thủy điện Hòa Bình. Sau khi làm thủy điện, còn ít hộ ở đây nên không ai mở quán này nữa. Từ năm 2014 trở lại đây, quán được mở trở lại. ở xóm ai có gì thì mang tới bán và được đặt trong giỏ. Sản phẩm được ghi giá bán. Người bán bỏ hàng đó rồi về nhà. Ai đến mua thì tự giác bỏ tiền vào đó và mang hàng về. Với tính tự giác cao, chẳng ai lấy của ai. Với lợi thế nằm trên lòng hồ không khí thoáng mát, thuận lợi phát triển du lịch. Năm 2014, được dự án Afad hỗ trợ 3 gia đình của xóm đã đầu tư cơ sở hạ tầng để làm du lịch cộng đồng. Tuy mới làm được 2 năm nay nhưng lượng khách nước ngoài, khách trong nước có hàng trăm người.

 

Chúng tôi đến gia đình chị Bùi Thị Mông, chị đang ở nhà làm cơm cho khách. Chị bày tỏ: Năm 2014, gia đình tôi được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng đầu tư làm du lịch. Tôi sửa sang nâng cấp nhà sàn, xây công trình phụ, mua thuyền. Năm ngoái, gia đình đón gần 200 khách, năm nay đón hơn 150 khách đến nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài ra còn phục vụ khách đi thuyền vào suối tắm. Thu nhập của gia đình được cải thiện đáng kể.

 

Trước đây, gia đình chị Đinh Thị Nhiệu có 4 khẩu, chỉ trồng ngô, sắn và luồng. Mỗi năm gia đình chị thu nhập từ 15-20 triệu đồng. Cuối năm 2015, được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng, chị làm nhà sàn mới, xây dựng công trình phụ để đón khách. Nhà chị có các dịch vụ ngủ nhà sàn, ăn đặc sản địa phương, cho thuê xe đạp, chèo thuyền. Từ đầu năm đến nay, gia đình đón gần 200 khách. Nguồn thu từ du lịch nên gia đình tôi có điều kiện cho các con đi học THPT và đại học.

 

Cùng với phát triển du lịch, hiện nay, hàng hóa của người dân làm ra bán được giá cao hơn. Khách đến đây ai cũng muốn thưởng thức những sản phẩm do bà con làm ra. Đời sống của người dân nơi đây ngày càng thay đổi.

 

                                                                     Việt Lâm

 

Các tin khác


Bảo tồn và phát triển dân ca Mường

(HBĐT) - Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, trong nhiều năm, hát dân ca Mường tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh không còn được người dân mặn mà như trước nữa. Không chỉ các cháu nhỏ mà ngay các bà, các chị hiểu, hát được và yêu thích các làn điệu dân ca Mường không còn nhiều. Một số bài dân ca có nguy cơ thất truyền, lãng quên. Thấy được điều đó, nhiều năm nay bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như bảo tồn các làn điệu dân ca Mường, bà Đinh Thị Kiều Dung, xóm Bo, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, hát dân ca tại nhiều địa phương cho phụ nữ cùng các cháu nhỏ tham gia học để thêm hiểu và yêu dân ca Mường hơn.

Du lịch Hòa Bình khát khao vươn tầm thương hiệu

(HBĐT) - Năm 2016 trở thành một năm đặc biệt đáng nhớ đối với ngành du lịch tỉnh Hòa Bình. Trong nhiều sự kiện mang ý nghĩa văn hóa - xã hội to lớn được tổ chức năm nay, có hai dấu ấn quan trọng hứa hẹn trở thành hai “thỏi nam châm” thu hút mạnh mẽ sự chú ý của du khách muôn phương. Hơn bao giờ hết, khát khao vươn tầm thương hiệu lại được đặt vào hai cái tên nổi bật nhất của du lịch Hòa Bình hiện nay: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu.

Chương trình văn nghệ mừng xuân Đinh Dậu 2017

(HBĐT) - Tối 31/12, tại Nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, Trung tâm VH-TT Thành phố đã tổ chức chương trình văn nghệ mừng xuân Đinh Dậu 2017. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND và các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Ngày 30/12, đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Sở LĐTB &XH đã đến thăm hỏi, động viên đồng bào dân tộc Mông hai xã: Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) nhân dịp đón Tết cổ truyền của đồng bào Mông năm 2017.

Bầu chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2016

Sáng 29-12, tại Hà Nội, đại diện của hàng trăm cơ quan truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng đã tham dự cuộc bầu chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và báo Văn hóa tổ chức.

Yên Thủy: Gần 100 người được tập huấn nghiệp vụ về việc làm, xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Sáng 29/12, tại huyện Yên Thủy, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ về về việc làm, xuất khẩu lao động. Tham gia lớp tập huấn có lãnh đạo các xã, thị trấn; cán bộ các hội, đoàn thể như nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên và cán bộ LĐ-TB&XH 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục