(HBĐT) - Đưa chữ Mường vào cuộc sống - đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra sau khi Bộ chữ Mường được UBND tỉnh phê duyệt. Nhiệm vụ đó cần được cụ thể bằng hai nội dung: xây dựng bộ gõ chữ Mường và biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường.

 

Hiện nay, Bộ GD&ĐT mới đưa 13 chữ viết tiếng dân tộc là môn tự chọn ở bậc tiểu học. Việc dạy tiếng dân tộc càng trở nên cần thiết khi Chính phủ đã có quy định CB, CC, VC và LLVT công tác tại vùng dân tộc cần phải biết tiếng dân tộc. Do đó, để đưa chữ Mường vào đời sống, trong thời kỳ CNTT như hiện nay thì cùng lúc phải cho ra đời được bộ gõ chữ Mường và tài liệu dạy – học chữ Mường.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn , UV BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Do tính đặc thù của ngữ âm tiếng Mường nên có một số con chữ và dấu thanh phải có bộ gõ riêng mới phù hợp, tương thích. Bộ gõ chữ Mường sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, trong việc viết các văn bản bằng tiếng Mường, từ văn bản chính thức đến các văn bản phi chính thức bao gồm cả nhắn tin, viết trên mạng xã hội…Vì thế, việc xây dựng bộ gõ chữ Mường để phù hợp với đặc điểm của bộ chữ này cần được coi là công việc trước hết, là công việc phải “đi trước một bước”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đang nghiên cứu xây dựng bộ gõ chữ Mường với các tính năng tiện sử dụng, chạy trên các phiên bản Windows; cài đặt thuận tiện, hoạt động không tốn nhiều tài nguyên của máy tính. Đồng thời biên soạn bộ tài liệu dạy - học chữ Mường để đáp ứng nhu cầu sử dụng chữ Mường cho nghiên cứu, ghi chép mọi mặt của đời sống, dùng để dạy tiếng Mường cho con cháu nhằm lưu giữ tiếng Mường đúng với bản sắc mà không lo bị “tam sao thất bản” do truyền khẩu.

 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trình bày nội dung dự kiến về phần mềm bộ chữ Mường và tài liệu dạy - học chữ Mường.

 

Dự kiến, phần mềm bộ gõ chữ Mường phải đạt được các chỉ tiêu như: được thiết kế dựa trên bảng mã Unicode, tham khảo chuẩn tiếng Việt Unicode; hỗ trợ một số phương pháp mã hóa Unicode; hỗ trợ một số phương pháp gõ tiếng Mường được thiết kế dựa trên tham khảo các phương pháp gõ tiếng Việt thông dụng như TELEX, VNI…; có tính năng kiểm tra lỗi chính tả; có giao diện người dùng tiện sử dụng; chạy được trên các phiên bản từ Windows Vista cho đến Windows 10 - Win 10 mới nhất hiện nay.

 

Đặc biệt, riêng tài liệu dạy – học chữ Mường sẽ được biên soạn dành cho từng nhóm đối tượng với nội dung riêng. Trong đó trước tiên là tài liệu học chữ Mường cho người đã biết tiếng Mường giúp người học có thể học được và nắm vững chữ Mường, đồng thời sử dụng chữ Mường vào các công việc hàng ngày. Tài liệu đọc hiểu tiếng Mường cho người biết tiếng Mường sẽ giúp người học sau khi học xong “tài liệu học chữ Mường” nắm vững và nâng cao năng lực viết tiếng Mường; có thể đọc hiểu văn bản tiếng Mường; có thể sưu tầm, phổ biến các tác phẩm văn hóa, văn học Mường; sáng tác, biên soạn bằng chữ viết Mường và sản phẩm cuối cùng của Bộ tài liệu dạy – học chữ Mường là hướng dẫn dạy chữ Mường dành cho những người trực tiếp tham gia giảng dạy bộ chữ Mường hoặc những người tự học chữ Mường.

 

Sau khi bộ gõ, bộ tài liệu dạy - học chữ Mường được xây dựng thành công sẽ phục vụ trước hết cho đông đảo bà con dân tộc Mường. Đồng thời, ứng dụng trong truyền thông; nhất là biên soạn tin tức tài liệu trên chuyên trang chuyên mục của Báo Hòa Bình và Đài PT-TH tỉnh.

 

                                                                          Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Khảo sát dự án Bản du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường tại xóm Ngòi

(HBĐT) - Chiều ngày 1/3, đoàn công tác của Sở VH,TT&DL, do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH- TT&DL làm trưởng đoàn đi khảo sát thực tế một số bến cảng và lòng hồ Hòa Bình, chuẩn bị cho việc quy hoạch phá triển du lịch của tỉnh. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo UBND, phòng VH-TT huyện Tân Lạc.

Chấn chỉnh tồn tại trong tổ chức lễ hội đầu năm

(HBĐT) - Lễ hội tổ chức ở quy mô hẹp, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân; công tác tổ chức lễ hội còn mang nặng hình thức sân khấu hóa, chưa lôi kéo chủ thể lễ hội là người dân vào cuộc; một số lễ hội có giá trông giữ xe vượt từ 5 – 10 lần quy định; vấn đề vệ sinh ATTP chưa thực sự được chú trọng; vẫn còn tồn tại hiện tượng lén lút đổi tiền lẻ trái phép….Đó là những hạn chế đã và đang diễn ra tại các lễ hội trong tỉnh, cần được khẩn trương chấn chỉnh.

Những vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch

(HBĐT) - Với vị trí tiếp giáp với TP Hà Nội, là cửa ngõ vùng Tây Bắc, Hòa Bình là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo về bản sắc văn hóa trong kiến trúc nhà ở, các lễ hội dân gian, nghệ thuật múa, hát, thi ca, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt là nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, cội nguồn của Sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”, cùng nhiều di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc được bảo tồn.

Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phái Bắc triển khai công tác Thi đua – Khen thưởng năm 2017

(HBĐT) - Ngày 27/2, tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hoà Bình, Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc đã tổ chức hội nghị triển khai công tác Thi đua – Khen thưởng năm 2017. Tới dự, có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Quần thể di tích Núi Nghìa đón nhận bằng xếp hạnh di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 27/2, UBND huyện Yên Thuỷ đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh quần thể di tích Núi Nghìa, xã Ngọc Lương. Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Yên Thuỷ cùng đông đảo bà con địa phương và du khách địa phương.

Giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong lễ hội đầu năm

(HBĐT) - Đầu năm, hầu khắp các bản làng trong tỉnh đều mở lễ hội vui xuân, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Các lễ hội thường diễn ra trong tháng giêng gắn liền với những hoạt động văn hoá đặc sắc. Việc tổ chức tốt các lễ hội đầu năm là cơ sở để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh cũng như tăng sức hấp dẫn đối với du khách thập phương…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục