(HBĐT) - Đầu năm, hầu khắp các bản làng trong tỉnh đều mở lễ hội vui xuân, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Các lễ hội thường diễn ra trong tháng giêng gắn liền với những hoạt động văn hoá đặc sắc. Việc tổ chức tốt các lễ hội đầu năm là cơ sở để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh cũng như tăng sức hấp dẫn đối với du khách thập phương…

 

Được biết tới là một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất trong năm của cộng đồng người Mường ở Hoà Bình, Lễ hội khuống mùa (xuống đồng) cũng là lễ hội phổ biến từ xa xưa.

 

Mục đích cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu. Đồng thời, việc thực hành những nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, giao lưu và bày tỏ ước vọng của mình về cuộc sống tươi đẹp, bình yên. Lễ hội khuống mùa thường diễn ra vào dịp đầu xuân với những nét riêng của từng vùng Mường như Mường Động (Kim Bôi); Mường Bi (Tân Lạc); Mường Chiềng, Mường Vang (Lạc Sơn)...

 

Theo đó, Lễ hội khuống mùa được tổ chức trọng thể gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Nếu phần lễ là những nghi lễ tâm linh truyền thống thì phần hội lại gắn liền với những trò chơi dân gian (bắn nỏ, kéo co, đánh cù, đánh mảng, đẩy gậy…), văn nghệ dân gian (thi xắc bùa, hát đối…) và ẩm thực dân tộc độc đáo. ẩn chứa phía sau lễ hội khuống mùa lòng kính trọng của người dân đối với tổ tiên và các vị thần, mong cầu một năm mưa thuận, gióa hoà, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp. Đây cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

 

Nghi thức rước kiệu Quốc mẫu Hoàng Bà tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2017.

 

Bên cạnh lễ hội Khuống mùa, tỉnh ta còn có nhiều lễ hội đầu xuân nổi tiếng khác như lễ hội đền Thác Bờ, lễ hội đu Mường Vôi, lễ hội Xên bản, xên Mường, hội chùa Tiên… Đặc điểm chung nhất của lễ hội đầu xuân ở tỉnh ta đó là quy mô các lễ hội thường không quá lớn nhưng luôn mang đậm nét văn hoá riêng của đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào Mường. Do đó, những lễ hội này thường bao hàm nhiều ý nghĩa nhân văn; đặc sắc cả trong phần lễ và phần hội, gắn liền với đời sống sinh hoạt, sản xuất của các cộng đồng dân cư.

 

Năm nay, ngay từ đầu năm, người dân trong tỉnh và du khách thập phương đã có nhiều ấn tượng với việc Hoà Bình tổ chức thành công “Tuần Lễ hội du lịch” gồm chuỗi các lễ hội đầu xuân: Lễ hội chùa Tiên; lễ hội đình làng Vôi, xã Thanh Nông; lễ hội Nhà máy in tiền, huyện Lạc Thủy; lễ hội Mường Động, huyện Kim Bôi; lễ hội Khai hạ Mường Bi, huyện Tân Lạc; lễ hội đình Cổi, huyện Lạc Sơn; lễ hội đình Ngòi, thành phố Hòa Bình và lễ hội Xên Mường, huyện Mai Châu. Những lễ hội này đã thu hút rất nhiều du khách đến thưởng ngoạn, du xuân. Cùng với các nghi lễ truyền thống, trò chơi dân gian đặc sắc, cảnh sắc thiên nhiên của hội xuân mang lại nhiều hứng khởi đối với du khách... Đồng thời, lễ hội đầu xuân cũng là cơ hội để quảng bá vẻ đẹp truyền thống của văn hoá, con người đến với du khách trong và ngoài nước.

 

Chị Huỳnh Thị Huyền Như, khách du lịch đến từ Vĩnh Long chia sẻ: “Lần đầu tiên có mặt tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi, tôi thực sự ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của lễ hội này”. Được biết, với việc tổ chức “Tuần Lễ hội du lịch”, số lượng du khách đến với Hòa Bình trong dịp đầu năm nay đã tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng trên 40.000 lượt người.

 

Có thể nói, lễ hội truyền thống đầu năm là một sinh hoạt văn hóa lâu đời, có nội dung rất phong phú, cơ bản lành mạnh và tốt đẹp. Lễ hội được tổ chức là dịp để mỗi con người và cộng đồng được giao hòa với thế giới tâm linh và thế giới thực tại, giao hòa giữa người và giữa người với thiên nhiên. Lễ hội đem lại đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc: Sự vui vẻ, yên tâm, tự tin, tự hào, sự hiểu biết, đoàn kết, thương yêu, lòng nhân ái, thể hiện sự bình đẳng dân chủ trong cộng đồng. Đồng thời còn góp phần lưu giữ và truyền lại những vốn văn hóa truyền thống cho các thế hệ kế tiếp, là một trong những hình thức chủ yếu biểu hiện phong tục tập quán truyền thống của từng dân tộc... Chính vì vậy, các lễ hội đã thu hút được đông đảo người dân, đó là truyền thống, là sự kết nối, đoàn kết. Hiện nay, trước xu thế hội nhập kinh tế, văn hoá và nguy cơ mai một những giá trị truyền thống, việc tổ chức tốt những lễ hội đầu năm chính là cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

 

 

                                                                        Tạ Quang Đạo (TTV)

 

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục