(HBĐT) - Chiều ngày 1/3, đoàn công tác của Sở VH,TT&DL, do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH- TT&DL làm trưởng đoàn đi khảo sát thực tế một số bến cảng và lòng hồ Hòa Bình, chuẩn bị cho việc quy hoạch phá triển du lịch của tỉnh. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo UBND, phòng VH-TT huyện Tân Lạc.

 

Đoàn đã đến khảo sát Dự án Bản du lịch văn hóa cộng động dân tộc Mường tại xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), đây là dự án do Công ty cổ phần du lịch triển khai thực hiện. Dự án có diện tích khoảng 300-350 ha gồm nhiều hang động đẹp, với hệ thống núi đá vôi, rừng nguyên sinh… có tiềm năng tạo ra điểm khác biệt trong khai thác du lịch, với hình thái du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tương đương 4 sao, nhà nghỉ cộng đồng, trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch thể thao dưới nước. Trong đó, sử dụng diện tích mặt nước phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường nước để làm khu nghỉ dưỡng bè nổi trên sông đạt tiêu chuẩn 4 sao (bao gồm cả Khu thể thao, vui chơi giải trí dưới nước, nhà hàng nổi trên sông với công năng khoảng 200 khách). Sử dụng 2 quả đồi để làm các nhà nghỉ bungalow lưu trú theo dạng kiến trúc nhà sàn…

 

 

Lãnh đạo Sở VH,TT&DL, UBND huyện Tân Lạc kiểm tra việc tư sửa, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các hộ làm Homestay tại xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc).

 

Đối với xóm Ngòi, là xóm biệt lập còn nguyên các nóc nhà sàn cổ với 89 hộ dân, không có đường bộ, phương tiện di chuyển chủ yếu bằng thuyền tôm. Do đó, dự án sẽ tái hiện lại không gian văn hóa Mường, xây dựng các thiết chế văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống về dệt thổ cẩm, làm mây tre đan, sản xuất rượu cần... Xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch gắn với sinh thái tự nhiên, phát triển nông lâm thủy sản, thỏa thuận hợp tác với một số hộ dân kết hợp làm lưu trú cộng đồng Homestay với trồng rau sạch, tạo sản phẩm du lịch nông nghiệp cho khách cùng tham gia canh tác, thu hoạch…

 

Kết thúc buổi khảo sát, thay mặt đoàn, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL nhấn mạnh: Đây là một trong 10 phân khu, điểm du lịch trong tổng thể Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Lòng Hồ Hòa Bình đã được Thủ tướng phê duyệt, nằm ở vị trí trung tâm, làm điểm kết nối với các điểm du lịch và các phân khu còn lại. Đề nghị Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình sớm hoàn hiện đề án trình UBND tỉnh để phê duyệt làm cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo và cần tập trung đầu tư nhanh và quyết liệt các hạng mục quan trọng để dự án sớm hoàn thiện. Đồng thời, Công ty cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo đúng cam kết đã đề ra. Đối với huyện Tân Lạc bổ xung và tạo mọi điều lợi để dự án triển khai tại địa phương được thuận lợi. Về phía Sở sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp Công ty trong việc giới thiệu, quảng bá về điểm du lịch Ngòi Hoa và hỗ trợ mở lớp đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để điểm du lịch văn hóa cộng động dân tộc Mường tại xóm Ngòi phát triển hiệu quả và bền vững.

 

 

                                                                                        Đỗ Hà

 

 

Các tin khác


Giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong lễ hội đầu năm

(HBĐT) - Đầu năm, hầu khắp các bản làng trong tỉnh đều mở lễ hội vui xuân, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Các lễ hội thường diễn ra trong tháng giêng gắn liền với những hoạt động văn hoá đặc sắc. Việc tổ chức tốt các lễ hội đầu năm là cơ sở để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh cũng như tăng sức hấp dẫn đối với du khách thập phương…

Đánh thức tiềm nămg Đắk Lắk

(HBĐT) - Đắk Lắk - Tây Nguyên, vùng đất làm say lòng người. Nơi đây níu chân du khách bởi vẻ đẹp của núi đồi trùng điệp, đại ngàn xanh thẳm kỳ bí, những hồ nước, thác nước tuyệt đẹp… Thủ phủ cà phê nơi đây còn là vùng đất nổi tiếng về những di sản và lễ hội.

“Bảo tàng văn hóa” của người Việt cổ

(HBĐT) - “Trước khi đến đây, chúng tôi đã từng nghe giới thiệu và tìm hiểu khá nhiều thông tin về hang xóm Trại. Đây là di tích khảo cổ cấp quốc gia được ví như “bảo tàng văn hóa” tiêu biểu và hiếm hoi sót lại của người Việt cổ, nơi minh chứng sinh động cho những giá trị trường tồn của nền văn hóa Hòa Bình” - bạn Hà Mỹ Hạnh, cựu sinh viên khoa lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết.

Nơi kết nối các thế hệ yêu thơ

(HBĐT) - Mùa xuân là cả một mùa xanh/Giời ở trên cao, lá ở cành/Lúa ở đồng tôi và lúa ở/Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Những câu thơ về mùa xuân của tác giả Nguyễn Bính được thể hiện bởi nhà thơ Mai Ngọc Vũ đã mở màn cho chương trình Ngày thơ Việt Nam diễn ra vào tối 9/2 (13 tháng giêng) tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 được tổ chức trong sự mong chờ, háo hức của những người yêu thơ trong và ngoài tỉnh.

Đầu xuân về Mường Bi nghe Hát đúm

(HBĐT) - Nếu vào dịp Tết, những đứa trẻ háo hức, mong chờ tấm áo mới bố mẹ mua cho thì với người Mường Bi, không kể giới tính, tuổi tác, tất cả đều có chung niềm mong ước, đó là được đi du xuân ở lễ hội Khai hạ Mường Bi tổ chức vào ngày mùng 7 Tết hàng năm. Ngoài phần lễ trang trọng, phần hội thực sự tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách với những môn thể thao dân tộc, ẩm thực truyền thống, đặc biệt là phần thi hát đúm.

 Bài 32: Cao Phong - Mường Thàng, miền quê trù phú giàu bản sắc

(HBĐT) - Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất Cao Phong thuộc châu Kỳ Sơn. Lúc đó, châu Kỳ Sơn có 4 tổng (Cao Phong, Quỳnh Lâm, Mông Hóa và Hòa Bình). Sau này, với nhiều thời điểm khác nhau (sau cách mạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như thời kỳ sau khi đất nước thống nhất…), nhiều xã của huyện Kỳ Sơn đã chuyển đến và chuyển đi với các huyện, thị xã lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục