(HBĐT) - Ngày 10/3, tại Nhà văn hóa xóm Thăng, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) đã diễn ra Lễ trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng. Tham dự có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL; lãnh đạo Ban quản lý di tích tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình, cùng đông đảo du khách và bà con nhân dân.

 

Đền Ba Cô Tiên nằm trong lòng động giữa lưng chừng núi Thăng, thuộc địa phận xóm Thăng. Ngôi Đền được hình thành gắn với truyền thuyết ba nàng tiên may áo trong động trên dãy núi đá xóm Thăng, do vậy từ xưa đến nay bà con nhân dân vẫn gọi là Đền Ba Cô Tiên – Động Thăng. Động Thăng tọa lạc ở độ cao 100m so với mặt ruộng. Đứng từ xa nhìn lại dãy núi đá Thăng giống như một con rồng khổng lồ, bao quanh xóm Thăng. Đền Ba Cô Tiên nằm trong Động Thăng, Đền có kiến trúc bằng gỗ hình chữ nhất, phía trên có trạm nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, hai bên đốc được thưng bằng gỗ.

 

 

Thừa ủy quyền, lãnh đạo Sở VH,TT&DL trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng, xóm Thăng, xã Hoà Bình.

 

Theo lời của các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia vùng đất nơi đây rất hoang sơ, cư dân sống bình yên, no ấm. Nhưng có một năm trời đổ mưa to kéo dài mấy ngày không ngớt, ruộng vườn, hoa màu của người dân bị ngập, mùa màng thất bát. Thương cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của dân nghèo nơi đây nên Ba nàng tiên đã dùng phép thuật của mình để cứu đói và may áo cho người dân nghèo. Nhưng vì quá tò mò muốn tận mắt thấy ba cô tiên xinh đẹp, một chàng trai trong vùng đã lên động nấp sau vách đá để nhìn các cô tiên may áo. Thấy bóng dáng chàng trai lập tức các cô tiên biến vào trong vách đá trên Động và không bao giờ xuất hiện nữa. Để tỏ lòng thành kính Ba cô tiên đã có tấm lòng nhân ái, cứu giúp dân lành, nhân dân trong vùng đã lập Đền thờ ngay trong Động Thăng để tưởng nhớ gọi là Đền Ba Cô Tiên.

 

 

Nghi lễ rước Bằng về Đền Ba Cô Tiên – Động Thăng.

 

Cứ vào những dịp lễ, tết, mùng 5 tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 12 âm lịch hàng năm, bà con nhân dân trong vùng lại làm lễ tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần tiên, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng yên vui, hạnh phúc.

 

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, Đền Ba Cô Tiên – Động Thăng, xã Hòa Bình được UBND tỉnh cấp Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

 

                                                                         Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Bộ chữ Mường là chữ viết chính thức, góp phần đắc lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Trong số 6 dân tộc chính trên địa bàn tỉnh, dân tộc Mường chiếm 63,3%. Nếu so với dân tộc Mường trong cả nước thì dân số người Mường ở Hòa Bình chiếm gần 50%. Nói đến dân tộc Mường người ta nhắc ngay đến Hòa Bình được nhìn nhận là “thủ phủ” của dân tộc Mường gồm 4 Mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.

Về Mai Châu khám phá lễ hội Xên Mường

(HBĐT) - Đầu năm, nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức các lễ hội vui xuân, lễ tạ thần linh và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng về một cuộc sống bình yên, no ấm. Ngày nay, lễ hội Xên Mường không chỉ của riêng người Thái mà đã trở thành ngày hội chung của nhiều dân tộc trên địa bàn, các tỉnh lân cận và du khách gần xa cùng nhau dự lễ hội, thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ truyền thống và những món ăn truyền thống của dân tộc Thái...

Xóm Ngòi - nốt trầm xao xuyến lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Xuất phát từ cảng Ba cấp - TP Hòa Bình, sau gần 2 tiếng đi trên sóng nước lòng hồ, chúng tôi cập bến xóm Ngòi- xóm khó khăn nhất của xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) và cũng là một trong những xóm khó khăn bậc nhất của tỉnh. Tàu chầm chậm lướt tiến vào vịnh Ngòi Hoa. Xóm Ngòi đẹp đến nao lòng trong se sắt xuân về.

Khẩn trương xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường

(HBĐT) - Đưa chữ Mường vào cuộc sống - đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra sau khi Bộ chữ Mường được UBND tỉnh phê duyệt. Nhiệm vụ đó cần được cụ thể bằng hai nội dung: xây dựng bộ gõ chữ Mường và biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường.

Đầu tháng 4 sẽ tổ chức lễ đón bằng vinh danh di sản tín ngưỡng thờ Mẫu

(HBĐT) - Theo dự kiến, lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, do UBND tỉnh Nam Định, Bộ VH-TT&DL phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào dịp Khai hội Phủ Dầy (tối 2/4, tức ngày 6/3 âm lịch).

Ra mắt album “ô kìa Mộc Châu” kỷ niệm 70 năm Tây Tiến

(HBĐT) - Những câu thơ toát lên hồn đất, hồn người Mộc Châu (Sơn La) trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc thành ca khúc “Những mùa Tây Tiến” trong album “ô kìa Mộc Châu” vừa ra mắt nhân dịp kỷ niệm 70 năm Trung đoàn 52 thực hiện cuộc Tây Tiến (27/2/1947 – 27/2/2017), giới thiệu vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ của vùng cao nguyên với du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục