(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Sơn có hơn 80% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Không chỉ là số lượng mà chất lượng gia đình văn hóa được nâng lên rõ rệt. Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa đến từng KDC thu hút đông đảo người dân tham gia.

 

Để phong trào xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền đến người dân hiểu về những nội dung cần thực hiện trong phong trào. Là gia đình văn hóa, trước hết các hộ phải vươn lên thoát nghèo. Với tiêu chí đó, từ huyện đến cơ sở tăng cường tuyên truyền đến người dân việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như mía, mướp đắng, bí xanh, cam, bưởi…Bên cạnh đó, người dân tích cực ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, phát triển đa dạng ngành nghề, nắm bắt thị trường giúp nhau xóa đói, giảm nghèo. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 47,24%, đến năm 2016 giảm còn 19,5%, bình quân giảm 5,54%/năm. Huyện xuất hiện nhiều gia đình vượt khó làm kinh tế giỏi như gia đình ông Bùi Văn Dương, xã ân Nghĩa với mô hình trồng thanh long ruột đỏ; gia đình ông Bùi Văn Hiền, Bùi Văn Hòa và bà Bùi Thị Siềm xã Chí Đạo với mô hình trồng cây dổi lấy hạt cho thu nhập hàng tròn triệu đồng mỗi năm.

 

Kinh tế phát triển, hộ gia đình thoát nghèo là cơ hội để người dân huyện Lạc Sơn hăng hái tham gia các hoạt động VH-VN, TD-TT. Nhân dân huyện Lạc Sơn có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Huyện lưu giữ được 17.840/32.028 nhà sàn dân tộc Mường, có 246/376 nhà văn hóa KDC, 5 nhà văn hóa khu thể thao cấp xã đạt tiêu chí của Bộ VH-TT&DL; 19/28 xã có quỹ đất quy hoạch khu thể thao cấp xã, 56 CLB TD-TT. Tỉ lệ người dân thường xuyên tham gia TD-TT chiếm 31%, số hộ gia đình thể thao đạt 21%. Toàn huyện có 29 đội thông tin tuyên truyền cấp xã, 31 CLB phòng - chống bạo lực gia đình và 376 đội văn nghệ KDC.

 

Để nâng cao chất lượng phong trào, các đoàn thể đã phát động nhiều phong trào thiết thực xây dựng gia đình văn hóa. Cụ thể, trong mỗi gia đình, ông bà, bố mẹ luôn nêu cao tinh thần gương mẫu để nuôi dạy con cháu chăm ngoan, học giỏi; hạn chế tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, đặc biệt là không để trẻ em bỏ học. Đến nay, học sinh tốt nghiệp các bậc học đạt tỷ lệ 98%. Học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước.

 

Cùng chung tay nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, các tổ chức, đoàn thể phát triển nhiều mô hình, nhiều cách làm sáng tạo như: Hội Người cao tuổi với phong trào “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Hội Phụ nữ với phong trào “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình “5 không, 3 sạch”, Hội Cựu chiến binh với phong trào “Gia đình hội viên gương mẫu”.

 

Đồng chí Bùi Thị Thủy, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Một giải pháp quan trọng được huyện nghiêm túc thực hiện đó là công khai, dân chủ trong bình xét hộ gia đình văn hóa. Các xã đánh giá, bình xét danh hiệu gia đình văn hóa theo đúng tiêu chuẩn. Kiên quyết không bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa đối với các trường hợp hộ nghèo, sinh con thứ 3, có người vi phạm pháp luật, con em bỏ học, không chấp hành qui ước và hương ước của khu dân cư Ngành cũng đã chỉ đạo, tham mưu để từ cơ sở đến huyện kịp thời biểu dương, khen thưởng những gia đình nhiều năm liên tiếp đạt gia đình văn hóa. Nhờ vậy, số lượng và chất lượng gia đình văn hóa trên địa bàn huyện Lạc Sơn không ngừng nâng cao. Phong trào đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng, sự gắn kết giữa các gia đình, dòng họ. Hiệu quả của phong trào tạo động lực cho nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường lành manh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Huyện Lạc Sơn phấn đấu trong năm 2017 toàn huyện có 83% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

 

 

 

                                                             Thu Thủy

 

Các tin khác


Khó khăn thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa ở xã Ngọc Sơn

(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến cuối năm 2016, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đạt 10 tiêu chí. Còn 9 tiêu chí chưa đạt là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường. Trong đó, tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa là tiêu chí khó thực hiện nhất. Xã để lại phấn đấu thực hiện xong vào cuối năm 2020.

Đồng Nghê - nơi đến của điểm hẹn

(HBĐT) - Vượt gần 100 km đường đèo, dốc từ thành phố Hòa Bình, chúng tôi có mặt tại thung lũng được bao bọc bởi núi đá, sông nước với vẻ đẹp hoang sơ mà trữ tình đến say lòng người - đó là xã Đồng Nghê, “chấm” cuối cùng trên bản đồ huyện vùng cao Đà Bắc. Có thể thong rong một chiếc xe máy, xe đạp, bạn vừa đi, vừa tận hưởng cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây mới thấy được những ưu đãi của thiên nhiên dành cho xã Đồng Nghê.

Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông xã Pà Cò huyện Mai Châu năm 2017

(HBĐT) - Ngày 7/3, tại sân vận động xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông huyện Mai Châu năm 2017. Dự lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La và đông đảo nhân dân trên địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò.

Bộ chữ Mường là chữ viết chính thức, góp phần đắc lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Trong số 6 dân tộc chính trên địa bàn tỉnh, dân tộc Mường chiếm 63,3%. Nếu so với dân tộc Mường trong cả nước thì dân số người Mường ở Hòa Bình chiếm gần 50%. Nói đến dân tộc Mường người ta nhắc ngay đến Hòa Bình được nhìn nhận là “thủ phủ” của dân tộc Mường gồm 4 Mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.

Về Mai Châu khám phá lễ hội Xên Mường

(HBĐT) - Đầu năm, nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức các lễ hội vui xuân, lễ tạ thần linh và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng về một cuộc sống bình yên, no ấm. Ngày nay, lễ hội Xên Mường không chỉ của riêng người Thái mà đã trở thành ngày hội chung của nhiều dân tộc trên địa bàn, các tỉnh lân cận và du khách gần xa cùng nhau dự lễ hội, thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ truyền thống và những món ăn truyền thống của dân tộc Thái...

Xóm Ngòi - nốt trầm xao xuyến lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Xuất phát từ cảng Ba cấp - TP Hòa Bình, sau gần 2 tiếng đi trên sóng nước lòng hồ, chúng tôi cập bến xóm Ngòi- xóm khó khăn nhất của xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) và cũng là một trong những xóm khó khăn bậc nhất của tỉnh. Tàu chầm chậm lướt tiến vào vịnh Ngòi Hoa. Xóm Ngòi đẹp đến nao lòng trong se sắt xuân về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục