(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Trung tâm VH-TT Cao Phong hồ hởi cho biết: Năm 2016, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT của huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và của đất nước tổ chức nhiều hoạt động TD-TT, sôi nổi đạt được những kết quả khích lệ, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển KT-XH của huyện.
Các môn thể thao dân tộc luôn thu hút đông VĐV, cổ động viên tham gia thi đấu và cỗ vũ ở mỗi trận đấu. ảnh: Các VĐV thi đấu tại giải bắn nỏ, kéo co - đẩy gậy năm 2017.
Đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hưởng thụ về văn hóa, thể thao, đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Với những kết quả đạt được trong năm 2016, Trung tâm VH-TT huyện Cao Phong được Sở VH-TT&DL công nhận đơn vị dẫn đầu phong trào văn nghệ - thể thao trong tỉnh.
Hiện nay, Trung tâm VH-TT huyện Cao Phong là đơn vị duy nhất trong tỉnh còn có đội tuyên truyền lưu động hoạt động thường xuyên nên các hoạt động biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền cũng thuận lợi và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Hàng năm, Trung tâm VH-TT, đội tuyên truyền lưu động đã phối hợp với các ban, ngành trong huyện tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, kỷ niệm các ngày lễ lớn: Chương trình văn nghệ mừng Đảng - mừng xuân; Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày quốc tế phụ nữ 8/3; lễ phát động tháng hành động vì trẻ em và diễn đàn trẻ em cấp huyện năm 2016; văn nghệ tuyên truyền phòng - chống ma túy... Bên cạnh đó, Trung tâm VH-TT huyện đã tổ chức nhiều hội thi, hội diễn của huyện như: Liên hoan tuyên truyền cổ động huyện Cao Phong năm 2016, phối hợp với các phòng, ban tổ chức nhiều hội thi như hội thi “Hòa giải viên giỏi” lần thứ IV, năm 2016, Hội thi cán bộ đoàn giỏi… Đặc biệt, tham gia Liên hoan tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2016 với kết quả 2 giải A, 1 giải B, 1 giải C và đạt giải A toàn đoàn. Tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các đội văn nghệ cơ sở tiêu biểu lần thứ 2 tỉnh năm 2016 đã đạt được 3 giải B, 1 giải C và đạt giải A toàn đoàn.
Bên cạnh phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân, phong trào TD-TT quần chúng của huyện có nhiều khởi sắc, ngày càng có nhiều giải đấu được tổ chức, đa dạng về môn thể thao và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Các hoạt động đã tạo nên phong trào TD-TT sôi nổi, nâng cao sức khoẻ và mức hưởng thụ văn hoá, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH ở địa phương. 100% xã, thị trấn đều duy trì tập luyện và tổ chức các giải thể thao như bóng đá, bóng chuyền và các môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co... Năm 2016, Trung tâm VH-TT đã đăng cai tổ chức thành công giải thể thao bóng bàn - cầu lông, quần vợt lãnh đạo tỉnh tổ chức được 4 giải thể thao của huyện và 3 giải phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thu hút được đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân tham gia. Tham dự 8 giải thể thao do tỉnh tổ chức và đã đạt được 4 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 9 huy chương đồng và giải ba toàn đoàn giải bắn nỏ - kéo co - đẩy gậy tỉnh.
Đồng chí Bùi Văn Hưng, Phó giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Duy trì và nâng cao chất lượng cũng như đào tạo nguồn VĐV kế cận để tham gia thi đấu tại các giải huyện, tỉnh tổ chức, từ năm 2016, Trung tâm đã mở 3 lớp năng khiếu nghiệp dư gồm 1 lớp bắn nỏ tại trường PTDT nội trú huyện và 2 lớp bóng chuyền tại trường THPT Thạch Yên. Tại các lớp này, học sinh tham gia lớp học được các huấn luyện viên và các VĐV dày dạn kinh nghiệm, có bề dày thành tích hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm thi đấu… Qua đó sẽ lựa chọn ra các em có năng khiếu để bồi dưỡng, đào tạo nguồn VĐV kế cận cho huyện.
Phát huy những thành tích đã đạt được, năm 2017, Trung tâm VH-TT huyện tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức các hội thi, hội diễn, các giải thể thao của huyện và phấn đấu tham gia đầy đủ các giải, hội thi, hội diễn do tỉnh tổ chức. Đặc biệt năm 2017 sẽ diễn ra Đại hội TD-TT huyện Cao Phong lần thứ V, dự kiến tổ chức vào đầu quý IV. Do đó, để Đại hội được tổ chức thành công, đến nay, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thiện kế hoạch, điều lệ giải và các thủ tục cần thiết. Phấn đấu 100% xã tổ chức Đại hội TD-TT cấp cơ sở, tổ chức thành công Đại hội TD-TT cấp huyện và tham gia thi đấu đủ các nội dung theo quy định tại Đại hội TD-TT các cấp tỉnh lần thứ VI vào năm 2018.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Ngày 7/3, tại sân vận động xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông huyện Mai Châu năm 2017. Dự lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La và đông đảo nhân dân trên địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò.
(HBĐT) - Trong số 6 dân tộc chính trên địa bàn tỉnh, dân tộc Mường chiếm 63,3%. Nếu so với dân tộc Mường trong cả nước thì dân số người Mường ở Hòa Bình chiếm gần 50%. Nói đến dân tộc Mường người ta nhắc ngay đến Hòa Bình được nhìn nhận là “thủ phủ” của dân tộc Mường gồm 4 Mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.
(HBĐT) - Đầu năm, nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức các lễ hội vui xuân, lễ tạ thần linh và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng về một cuộc sống bình yên, no ấm. Ngày nay, lễ hội Xên Mường không chỉ của riêng người Thái mà đã trở thành ngày hội chung của nhiều dân tộc trên địa bàn, các tỉnh lân cận và du khách gần xa cùng nhau dự lễ hội, thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ truyền thống và những món ăn truyền thống của dân tộc Thái...
(HBĐT) - Xuất phát từ cảng Ba cấp - TP Hòa Bình, sau gần 2 tiếng đi trên sóng nước lòng hồ, chúng tôi cập bến xóm Ngòi- xóm khó khăn nhất của xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) và cũng là một trong những xóm khó khăn bậc nhất của tỉnh. Tàu chầm chậm lướt tiến vào vịnh Ngòi Hoa. Xóm Ngòi đẹp đến nao lòng trong se sắt xuân về.
(HBĐT) - Đưa chữ Mường vào cuộc sống - đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra sau khi Bộ chữ Mường được UBND tỉnh phê duyệt. Nhiệm vụ đó cần được cụ thể bằng hai nội dung: xây dựng bộ gõ chữ Mường và biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường.
(HBĐT) - Theo dự kiến, lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, do UBND tỉnh Nam Định, Bộ VH-TT&DL phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào dịp Khai hội Phủ Dầy (tối 2/4, tức ngày 6/3 âm lịch).