HBĐT) - Trong tiết trời tháng 3 se lạnh, vén làn sương mờ đặc trưng của huyện vùng cao Mai Châu, chúng tôi có dịp hòa mình vào lễ hội Gầu Tào được tổ chức tại sân vận động xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu). Năm nay lần đầu tiên lễ hội Gầu Tào được phục dựng với sự mong chờ, háo hức của không những người dân 2 xã mà còn thu hút đông đảo người dân các vùng lân cận đến thăm, khám phá.
Chị Sùng Y Dớ, xóm Chà Đáy, xã Pà Cò tâm sự: Khi xã có kế hoạch tổ chức lễ hội Gầu Tào tôi rất vui mừng, phấn khởi. Từ khi sinh ra chưa bao giờ nhìn thấy lễ hội Gầu Tào. Tôi và người dân nơi đây rất mong muốn được chứng kiến các hoạt động của lễ hội diễn ra như thế nào. Hôm nay, cùng với mọi người, tôi hồi hộp dậy rất sớm để mặc bộ quần áo sặc sỡ nhất tham dự lễ hội giống như đón Tết của dân tộc Mông vậy. Chúng tôi mong muốn lễ hội được duy trì hàng năm.
Tiết mục múa đậm đà bản sắc dân tộc Mông tại Lễ hội Gầu Tào xã Pà Cò, huyện Mai Châu năm 2017.
Cùng hòa mình trong không khí lễ hội, chị Phạm Kim Thoa, phường Phương Lâm (TP. Hòa Bình) chia sẻ: Biết thông tin xã Pà Cò tổ chức lễ hội Gầu Tào, tôi cùng nhóm bạn rủ nhau lên tham dự cho biết. Đã được nghe nói nhiều về dân tộc Mông nhưng hôm nay là lần đầu tiên tôi được thăm xã Pà Cò, thăm bản làng, thiên nhiên tươi đẹp nơi đây. Người Mông nơi đây rất hiếu khách, thật thà. Được tham gia các hoạt động, tôi thấy lễ hội rất độc đáo, đậm đà bản sắc của người Mông. Đến đây, chúng tôi còn ghé thăm gian hàng ẩm thực của các xóm để thưởng thức món thắng cố; xem các chàng trai người Mông khỏe mạnh giã và thưởng thức món bánh dày truyền thống, uống rượu ngô và mua sản vật địa phương về làm quà cho người thân.
Dân tộc Mông có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng độc đáo được thể hiện rõ nét qua lễ hội Gầu Tào. Gầu Tào theo ngôn ngữ Mông là chơi núi mùa xuân, mang ý nghĩa là núi thiêng, cầu thiêng. Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa của người Mông. Để khẳng định giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học cũng như sự cần thiết bảo vệ và phát huy di sản này, lễ hội Gầu Tào đã được Bộ VH -TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 12/2012. Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò là lễ hội dân gian truyền thống, nét văn hóa tín ngưỡng đã có từ lâu đời. UBND tỉnh đã có Văn bản số 1411 ngày 27/10/2016 về chủ trương phục dựng lễ hội Gầu Tào.
Đồng chí Phạm Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Huyện Mai Châu có 2 xã dân tộc Mông là Hang Kia, Pà Cò. Dân tộc Mông có lễ hội Gầu Tào nhưng từ trước đến nay chưa phục dựng được. Chính vì lẽ đó, UBND huyện đã báo cáo BTV Huyện ủy đề nghị với UBND tỉnh cho phép phục dựng lễ hội. Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện Mai Châu phối hợp với Sở VH -TT&DL triển khai phục dựng lễ hội. Lễ hội được tổ chức, Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ và bà con rất phấn khởi cho rằng, lễ hội là chủ trương đúng, hợp lòng dân, đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của nhân dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mông, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh cho nhân dân; tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch tại 2 xã. Đồng thời cũng là hoạt động tích cực hưởng ứng sự kiện Năm du lịch Tây Bắc - Lào Cai do Bộ VH -TT&DL phát động.
Lần đầu tiên lễ hội Gầu Tào được phục dựng nhưng với sự tham gia tích cực của các già làng, trưởng bản, bà con 2 xã và cán bộ chuyên môn Sở VH -TT&DL, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mai Châu, lễ hội đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách. Qua lễ hội, du khách được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc Mông và chứng kiến nghi lễ đặc biệt trong lễ hội Gầu Tào là lễ dựng cây nêu do ông Sùng A Vờ làm chủ lễ. Cây nêu trong lễ hội mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất, nguyện cầu sinh con, mùa màng bội thu. Từ lâu, mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới…
Sau phần nghi lễ, các hoạt động múa khèn, ném pao, thăm quan các gian hàng, ẩm thức, thi đấu kéo co, đẩy gậy và tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống tạo không khí vui tương, phấn khởi cho người dân tham gia lễ hội. Chia tay lễ hội Gầu Tào của người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, trong chúng tôi vẫn còn dư âm của điệu múa khèn, tiếng vòng bạc leng keng theo nhịp múa rất đặc trưng chỉ có ở dân tộc Mông.
Hương Lan
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh vừa chính thức được Chủ tịch nước ký quyết định tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
(HBĐT) - Sáng 18/4, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền và Đình Thịnh Lang. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự. Dự buổi lễ còn có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, TT&TT, đông đảo nhân dân trên địa bàn phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình.
Khán giả màn ảnh nhớ nhiều đến Duy Thanh ở những vai phản diện. Nhớ và yêu mến ông vì hiểu được đằng sau những vai diễn thành công là nỗ lực không ngừng của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề.
Ngày 15-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo, cơ quan này đã có văn bản vào ngày 14-4 yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thu hồi văn bản dừng lưu hành năm bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến gồm "Cánh thiệp đầu xuân", tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ; ''Rừng xưa", tác giả Lam Phương; "Chuyện buồn ngày xuân", tác giả Lam Phương; "Con đường xưa em đi", tác giả Châu Kỳ-Hồ Đình Phương và "Đừng gọi anh bằng chú", ghi tên tác giả An Diên.
(HBĐT) - Nếu không được cụ Phạm Tiến Thi, chủ tế đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, Thanh Thuỷ, Phú Thọ) dẫn giải và nhất là được nhìn tận mắt, sờ tận tay những hiện vật linh thiêng trong truyền thuyết, tôi không tin đây là nơi sinh thành Đức thánh Tản Viên được coi là vị thần “Thượng đẳng tối linh” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt.
“Các bài hát này không có vấn đề gì, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc”.