(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á, là sự kết hợp hoàn mỹ của thiên nhiên mây nước, được ví là "Hạ Long trên cạn” của tỉnh. Nơi đây có nhiều năng, lợi thế để phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, tâm linh…có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Với những tiềm năng, lợi thế, hồ Hòa Bình được xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh và khu vực.
Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch
quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Theo đó, Khu du lịch hồ Hòa Bình được quy
hoạch trên địa bàn 17 xã thuộc các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu
và thành phố Hòa Bình. Diện tích vùng trung tâm được xác định khoảng 1.200 ha
thuộc các xã nằm trong khu vực từ đảo Sung - Thung Nai - Ngòi Hoa. Quy hoạch
xác định ưu tiên phát triển loại hình lưu trú homestay tại các bản du lịch cộng
đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, đảo Sung.
Khách sạn 3 - 5 sao tại phân khu Thái Bình, Thái Thịnh. Nghỉ dưỡng nổi tại phân
khu Bình Thanh - Vầy Nưa, Hiền Lương. Phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực,
khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu
số trong vùng. Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao
cấp tại phân khu Ngòi Hoa, Thung Nai, Thái Bình, Thái Thịnh, Hiền Lương, Bình
Thanh, Vầy Nưa. Xây dựng mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch ven sông dọc
hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình…
Hồ Hòa Bình nhìn từ xóm Trụ, xã Thái
Thịnh (TP Hòa Bình).
Quy hoạch đặt mục tiêu: Năm 2020 đón khoảng 630.000
lượt khách, trong đó, khoảng 30.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030
đón khoảng 1.600.000 lượt khách, trong đó khoảng 90.000 lượt khách quốc tế.
Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 200 tỷ đồng.
Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 1.800 tỷ đồng…
Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL Lưu Huy Linh cho biết:
Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh, khẳng định
tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình cũng như xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù, mở ra cơ hội lớn để phát triển du lịch
của tỉnh. Để thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, các ngành chức năng
đang tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng khu du lịch
hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia. Trong đó định hướng đề ra những
giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu: Xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình
đến năm 2025 cơ bản đáp ứng các tiêu chí được công nhận là Khu du lịch quốc
gia. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại. Sản phẩm du lịch đa dạng, phong
phú có chất lượng, thương hiệu, trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh,
1 trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc bộ
với sản phẩm du lịch đặc trưng là tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa dân tộc Mường
gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Tỉnh đang
chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù ưu đãi
về nguồn vốn, đất đai, giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ tài chính, tín
dụng nhằm huy động các nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp có năng lực tham gia
đầu tư vào khu vực hồ Hòa Bình theo quy hoạch. Tỉnh cũng chủ trương ưu tiên
nguồn lực từ ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cảng, bến,
hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư du lịch hồ Hòa Bình. Trước mắt huy động các
nguồn lực đầu tư vào vùng trung tâm của hồ để tạo hiệu ứng để khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên hồ Hòa
Bình.
L.C
(HBĐT) - Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Tại cuộc thi âm nhạc Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ lần thứ X diễn ra tại Thủ đô Astana (Kazakhstan) từ ngày 15 đến 25-6-2017, thí sinh Việt Nam Trần Lê Quang Tiến đã giành giải phụ đặc biệt cho người biểu diễn tác phẩm hiện đại tốt nhất.
(HBĐT) - Ngày 28/6, tại UBND xã Thái Thịnh (TP.HB), Sở VH-TT&DL tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch khu vực hồ Hòa Bình năm 2017.
(HBĐT) - Ngày 26/6, tại Cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong), Sở VH,TT&DL đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch khu vực Hồ Hòa Bình.
Kẹp Hạt Dẻ là tên gọi tủ sách do một nhóm dịch giả yêu văn chương và yêu trẻ em thực hiện, lấy cảm hứng từ một kiệt tác văn học thiếu nhi thế giới. Tủ sách này đã và đang mang đến cho các em nhỏ Việt Nam một kho tác phẩm lừng danh của các tác giả nước ngoài được các bạn đọc nhỏ tuổi mến mộ.
(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống của người dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc. Sau lễ "Khai hạ” khởi đầu cho một năm sẽ diễn ra lễ hội xuống đồng thu chiêm, làm vụ mùa nay đổi thành lễ hội "Đánh bắt cá suối truyền thống tháng 3”. Lễ hội được hình thành và phát triển từ xa xưa nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; nghiêm cấm các hình thức đánh cá như nổ mìn, xung điện…