(HBĐT) - Nhà thơ Đinh Đăng Lượng viết khá đều tay trong suốt 20 năm gần đây. Từ tập thơ "Người ở đầu nguồn, "Bóng cây chu đồng” rồi đến "Hồn chiêng” do Hội nhà văn Việt Nam xuất bản, thơ ông đều mang phong cách văn hóa của vùng Mường. Đầu năm 2017, nhà thơ Đinh Đăng Lượng tặng tôi tập thơ mới "Xứ hoa pôông trăăng” do NXB Hội nhà văn in.

Tập thơ có 56 bài, tôi đọc thơ ông, nhận thấy thơ không trộn lẫn với thơ ai, lối hình tượng phong phú của một nhà thơ dân tộc Mường giàu tính nhân văn, ngôn từ giàu chất hình tượng. Thơ ông giản dị, sử dụng lối nói hình tượng nhưng vẫn đủ để người đọc hiểu được. Thơ ông ngày càng hay bởi sự rung cảm được hòa đồng với làng quê có những con người cần cù sáng tạo, từng ngày làm đẹp quê hương. Bài thơ "Tìm người đêm hội” cho bạn đọc thấy ông yêu cây, yêu người đến nhường nào: "Bao giờ về lại Đầm Đa/Thì anh sang đất Liên Hòa tìm em/Cũng từ đêm hội Chùa Tiên/Nỗi niềm khắc khoải một miền núi sông/Ngô ngon cam ngọt Thung Trâm/Sông Bôi lẩn khuất, âm thầm về xuôi…

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng nguyên ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, khi về hưu, ông sống ở một làng nhỏ ven sông Đà thuộc huyện Kỳ Sơn. Nhà thơ Đinh Đăng Lượng có nhiều bài thơ máu thịt với quê hương. Trong bài "Nhớ nhà sàn” ông viết: "Nhớ sao cái nếp nhà sàn/Thâm trầm cửa voóng, cầu thang la đà/Câu đầu, kèo cột, dầm xà.../Trên nâng dưới đỡ vào ra một thời/ Giữ cho đòn nóc ngang trời/Phên gianh, tàu cọ tay người kết đan/Giàu nghèo rồi cũng mấy gian/Vẫn là hai chái chắn ngang vai người/Cha ông ăn kiếp ở đời/Dễ cao hơn một đầu người cháu con”. Bài thơ "Nếu” có đoạn ông viết: "Nếu còn về lại ngày xanh/Thì ta lên thác xuống ghềnh nơi đâu?/Nếu mà cứ mãi lạc nhau/Thì ta - về bến Bôi Câu xứ Mường”.

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng sinh ra ở Mường Động. Quê ông có những con suối trong xanh hiền hòa bên núi đồi cao thấp chen nhau... Những guồng nước cần mẫn ngày đêm mang nước về đồng. Đêm trăng sáng từng tốp trai, gái hát đối tìm sự yêu thương qua câu hát rằng thường vấn vương lối ngõ và những câu dân ca ngọt đến mềm lòng ấy đã thấm vào nhà thơ. Vì thế thơ lục bát của Đinh Đăng Lượng trong như nước mùa thu, nhè nhẹ như làn gió xuân mang hương hoa rừng tỏa mát. Vần thơ lục bát của ông có nhạc điệu, nhịp điệu thanh thoát, tươi tắn, uyển chuyển. ông tôn trọng thơ lục bát nên không bao giờ ông phạm luật bằng, trắc. Làm thơ lục bát viết sai luật khác gì ăn cơm bị hóc xương. Thơ lục bát ông viết với những phương pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nhưng đọc vẫn thấy tự nhiên. Bài thơ: "Trước mộ Nguyễn Du” có đoạn ông viết: "Chữ tài nhiều lúc trắng tay/Chữ tâm dưới đất lớp dày còn trong!/Văn chương là tiếng tơ lòng/Mấy ai rút ruột cầu mong cơ đồ/Thương đời thì được đời cho/Bao năm đắm đuối hồn thơ Nguyễn làm/Núi hồng còn ngóng Lam Giang/Tiên Điền sáng mãi tên vàng Nguyễn đây”.

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng đã nhận được giải A thơ Hà Sơn Bình năm 1977; giải A thơ Hòa Bình năm 2006; giải A giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình năm 2016; giải C thơ Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2005 và nhiều giải thưởng thơ - báo Tiền Phong.

Năm 2017 kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ, tôi đọc đi đọc lại bài thơ: "Hoa pôông trăăng” mắt nhòa thương thớ đồng đội đã hy sinh cho Tổ quốc yên bình. Xin trích đoạn cuối bài thơ: "Em trai nằm lại chiến trường chưa biết nơi đâu/Chị nén lòng làm hoa Pôông Trăăng Mường Móng/Anh quê Mường Thàng thời trai tráng/Trở về xứ hoa Chăm Pa/Gặp đóa hoa pôông trăăng là chị/Năm mươi mùa hoa lặng lẽ trong Mường/Đêm trăng trong tối mù sương/Anh kéo nhị, thổi sáo ôi và khẽ hát.../Bao mùa Pôông Trăăng em không về được/Giờ đã còng lưng, tóc bạc chị ơi!/Lúp xúp giàn Pôông Trăăng ngày trước/Tươi non hương sắc ngàn xưa/Lã chã cánh hoa rơi như nước mắt/Hoa pôông trăăng nở rộ đang mùa”.

Sự hóa thân của người cầm bút làm thơ, ông có một tâm hồn thi sĩ hàng đầu của tỉnh Hòa Bình. Trí tuệ đã chắp cho ông đôi cánh của trí tưởng tượng bay bổng trong cuộc sống mới đầy nắng gió hoa thơm. Bạn đọc xa gần yêu quý thơ ông bởi nó hài hòa giữa trí tuệ và tình yêu, chất trữ tình lắng đọng.

 

                                             Trần Quốc Dũng

                                                      (CTV)

 

Các tin khác


Phát triển du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Triển lãm ảnh ngoại giao về nhiệm kỳ Chủ tịch nước 2011-2016

Sáng 10/8, tại thành phố Tân An, UBND tỉnh Long An khai mạc triển lãm ảnh "Ký sự ngoại giao" của tác giả Giản Thanh Sơn.

Ðẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch

Ðể du lịch Việt Nam có được mức tăng trưởng khá trong thời gian qua, có phần đóng góp quan trọng của công tác xúc tiến, quảng bá. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực còn gặp không ít khó khăn do tính chuyên nghiệp chưa cao, kinh phí còn hạn hẹp.

Bảo vệ môi trường tại các khu du lịch quốc gia

Những năm gần đây, ngành công nghiệp không khói thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đề cập nhiều đến du lịch "xanh", du lịch có trách nhiệm. Muốn phát triển du lịch bền vững, vấn đề cấp thiết là cần khai thác một cách khoa học tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch, trong đó, hết sức chú trọng bảo vệ môi trường, nhất là môi trường ở các khu du lịch quốc gia - những điểm đến làm nên thương hiệu, diện mạo du lịch nước nhà.

Những cây cầu bên dòng sông Hàn thơ mộng

(HBĐT) - Đã đôi lần lỡ hẹn với Đà Nẵng, lần này tôi quyết tâm đến Đà Nẵng để được chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn hay Bà Nà hill… Tuy nhiên, bất cứ ai đã từng đặt chân đến Đà Nẵng đều không khỏi tò mò và háo hức khi đến với những cây cầu bắc qua sông Hàn và tôi cũng không ngoại lệ. Đây không chỉ là những cây cầu nối nhịp bờ vui mà còn là công trình nghệ thuật đặc sắc, một nét đặc trưng của mảnh đất miền Trung.

Lên Tự Do khám phá vẻ đẹp miền sơn cước

(HBĐT) – Đường lên xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) còn xa và khó nhưng không vì thế mà ngăn được bước chân háo hức của nhiều người lên đây khám phá vẻ đẹp miền sơn cước, trải nghiệm "cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi” và hòa mình với thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục