(HBĐT) - Khi nói đến thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” chúng ta thường hay nghĩ đến 2 khái niệm văn hóa: "Văn hóa Hòa Bình” đương đại phản ánh đời sống hàng ngày của người Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử (Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đồ đá).


Tuy nhiên, đến nay, nhiều người vẫn hiểu chưa hết về 2 khái niệm này. Nhân kỷ niệm 85 năm Thế giới công nhận thuật ngữ nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại, chúng tôi muốn cùng các quý độc giả làm rõ nhiều nội dung về "Văn hóa Hòa Bình”. Trước tiên chúng ta đi vào khái niệm của 2 thuật ngữ này và những đóng góp của nhà nữ khảo cổ học người Pháp Maderleine Colani cho nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại.

Văn hóa Hòa Bình đương đại: Là một nền văn hóa các dân tộc của tỉnh Hòa Bình với các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất này cách đây hàng ngàn năm kéo dài đến ngày nay. Trong quá trình cùng cộng cư sinh sống, các dân tộc đã để lại muôn vàn loại hình văn hóa đa dạng, đa sắc màu, từ lời ăn, tiếng nói, ngôn ngữ, nhà ở, trang phục, ma chay, cưới xin, phong tục tập quán, cùng các loại hình văn hoá khác… Để phân biệt, chúng tôi gọi "Văn hóa Hòa Bình” theo nghĩa này là Văn hóa Hòa Bình đương đại.

Nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử: Là nền văn hóa cổ đại thuộc thời kỳ đồ đá, ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ đồ đá cũ sang đồ đá mới, kéo dài từ 30.000 năm đến trên 7.500 năm cách ngày nay (phổ biến từ 18.000 - 7.500 năm cách ngày nay).


Thám sát hang Khụ Khênh, xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn.

Người có công đầu tiên trong việc phát hiện, nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử là nhà nữ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, bà Madeleine Colani (M. Colani) và một người bạn đồng nghiệp Henri Mansuy (H. Mansuy) đang nghiên cứu về Văn hóa Bắc Sơn (giai đoạn đá mới) tại tỉnh Lạng Sơn, cả 2 người đều phát hiện và nhận thấy: bên cạnh những hiện vật điển hình của Văn hóa Bắc Sơn (công cụ mài và mài toàn thân) tồn tại những công cụ cuội được ghè đẽo khá thô sơ của văn hóa sớm hơn văn hóa Bắc Sơn.

Để làm rõ cho những nhận định của mình, mùa hè năm 1926, M. Colani bắt đầu các cuộc điền dã phát hiện và khai quật thuộc địa bàn các huyện của tỉnh Hòa Bình: Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy… Mở rộng điều tra điền dã các tỉnh: Ninh Bình, Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Từ tháng 4/1926 đến năm 1930, bà đã phát hiện và cho khai quật trên 50 di tích Văn hóa Hòa Bình các nơi, thu lượm hàng vạn hiện vật…

Với những kết quả của các đợt điền dã trong hội nghị các nhà tiền sử học Viễn đông lần thứ nhất ở Hà Nội tháng giêng năm 1932, M. Colani đã đề xuất thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” và nêu lên nhiều ý kiến về nền Văn hóa này. Với sự công nhận của hội nghị, M. Colani được xem là người khai sinh ra nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại.

Về địa bàn phân bố: Nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử không chỉ tồn tại trên đất Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam á. ở phía Bắc di tích "Văn hóa Hòa Bình” có mặt ở Nam Trung Quốc. Về phía Nam, "Văn hóa Hòa Bình” lan tận đảo Sumatra (Indonexia), phía Tây di tích Văn hóa Hòa Bình có mặt ở Mianma, phía Đông di tích Hòa Bình người ta tìm thấy ở Philippin. Việc nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình” cho đến nay vẫn được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.

 

Lê Quốc Khánh

(Thư viện tỉnh - Tổng hợp và nghiên cứu)

Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn cho các phương tiện vận tải khách du lịch

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là tuyến đường thủy nội địa quốc gia (chiều dài 203 km). Khi hồ Hòa Bình được quy hoạch khu du lịch quốc gia, lượng du khách đến thăm quan, trải nghiệm khu vực hồ Hòa Bình nâng lên đáng kế, theo đó, hoạt động vận tải thủy diễn ra ngày càng sôi động.

Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với nông thôn mới ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Từ khi triển khai thực hiện cuộc vận động (CVĐ) "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã tập hợp được đông đảo cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng tham gia. Hiệu quả mà CVĐ mang lại đã góp phần thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng NTM.

Tôn vinh những giá trị khảo cổ đặc sắc nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”(1932- 2017), tỉnh ta sẽ tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Trưởng Ban tổ chức kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” xung quanh vấn đề này.

Liên hoan các làng du lịch cộng đồng tiêu biểu Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Liên hoan các làng du lịch cộng đồng tiêu biểu Việt Nam năm 2017 dự kiến được tổ chức trong 3 ngày (từ 29/9 đến hết ngày 1/10/2017) tại sân vận động trung tâm huyện Mai Châu và một số điểm thuộc thị trấn Mai Châu (Mai Châu). Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan các làng du lịch cộng đồng tiêu biểu Việt Nam xung quanh việc tổ chức sự kiện này.

Tết Độc lập - ngày hội văn hóa đa sắc màu

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, Tết Độc lập không chỉ là dịp để các gia đình đoàn tụ sau những tháng ngày đi làm ăn xa quê mà đây còn dịp được bà con trong tỉnh mong đợi bởi những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đầy sắc màu.

Huyện Tân Lạc nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐK XDĐSVH), những năm qua, huyện Tân Lạc đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với xây dựng NTM và văn minh đô thị, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục