Bài 2: lịch sử nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình (phần 2).
(HBĐT)-Việc nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình trong những năm 70 có sự đổi mới về chất. Phương pháp khai quật cũng như nghiên cứu dần thoát ra khỏi khái niệm khảo cổ học cổ điển, ứng dụng ngày càng nhiều các khoa học tự nhiên vào khảo cổ học nhằm tìm hiểu các vấn đề môi trường tự nhiên, cuộc sống kinh tế và xã hội thời bấy giờ.
Công cụ sản xuất, sinh hoạt của cư dân Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đá mới được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.
Tiếp đấy vào năm 1973, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khai quật hang Bưng ở huyện Đà Bắc. Cũng ở hang Bưng, lần đầu tiên tiến hành phân tích bào tử phấn hoa - một di tích Văn hóa Hòa Bình. Trong giai đoạn này, không chỉ tập trung sự tìm kiếm di tích Văn hóa Hòa Bình trong vùng núi Hà Sơn Bình, Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh mà mở rộng lên tận vùng núi Tây Bắc. Đầu năm 1974, Viện Khảo cổ học khai quật hang Thẩm Khương thuộc huyện Tuần Giáo (Lai Châu) và tiếp đó, đầu năm 1975 khai quật di chỉ Sập Việt (Sơn La) ven bờ sông Đà. Đây là di chỉ Văn hóa Hòa Bình ngoài trời lần đầu tiên được khai quật ở nước ta. Cũng trong năm 1975, Khoa Sử, trường đại học Tổng hợp Hà Nội phát hiện nhóm di tích Văn hóa Hòa Bình quanh chùa Hương và tiến hành khai quật hang Sũng Sàm thuộc huyện Mỹ Đức.
Đầu năm 1976, Viện Khảo cổ học khai quật hang Con Moong thuộc huyện Thạch Thành (Thanh Hoá) nằm trong vườn quốc gia Cúc Phương. Sang năm 1981 và những năm sau đó, Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hang xóm Trại ở Mường Vang thuộc huyện Lạc Sơn. Đầu năm 1982, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học và trường đại học Tổng hợp Hà Nội phối hợp khai quật mái đá Ngườm ở huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, năm 1984 đã khai quật hang Khoài ở huyện Mai Châu. Đầu năm 1987, Viện Khảo cổ học và Viện Khảo cổ Bảo tàng Bungari trong khuôn khổ hợp tác đề tài hoàn thiện phương pháp khai quật trong hang động đã khai quật động Can thuộc huyện Kỳ Sơn. ở đây, cùng với bộ sưu tập Văn hóa Hòa Bình, bằng phương pháp sàng khô và đãi trong nước đã thu lượm được nhiều xương răng động vật nhỏ và hạt thực vật, góp phần tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên vùng núi Hòa Bình thời bấy giờ. Các kết quả thám sát khai quật phần lớn được thông báo trên tạp chí Khảo cổ học, trong kỷ yếu những phát hiện mới về khảo cổ học của Viện Khảo cổ học và trong Thông báo khoa học của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Cho đến nay, gần 120 di tích Văn hóa Hòa Bình đã được phát hiện ở Việt Nam, trong đó, trên một nửa do các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện trong khoảng những năm 1966 - 1980. Không những số lượng di tích tăng nhiều mà phạm vi phân bố cũng trải rộng hơn. Ngoài Hòa Bình, Thanh Hoá tập trung nhiều nhất, di tích Văn hóa Hòa Bình còn có mặt ở vùng núi Tây Bắc, trong các tỉnh Sơn La, Lai Châu và vùng núi Nghệ Tĩnh là những vùng trắng trước đây. Từ nguồn tư liệu mới, các công trình trong giai đoạn này đã tìm hiểu Văn hóa Hòa Bình một cách toàn diện, kể cả những vấn đề hết sức cơ bản như khái niệm Văn hóa Hòa Bình. Các ý kiến thảo luận trao đổi xoay quanh khái niệm Văn hóa Hòa Bình và truyền thống kỹ thuật Hòa Bình, phức hợp kỹ thuật Hòa Bình là những khái niệm được một số nhà khảo cổ phương Tây đưa ra trong những năm gần đây. Còn nhiều điều cần làm sáng tỏ, song hầu hết các ý kiến đều xác nhận về tồn tại một nền Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam và Đông Nam á.
Từ năm 1990 đến nay, nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình đã chuyên sâu hơn được thể hiện trên mấy hướng: ứng dụng tiếp tục các thành tựu định tuổi C14, AMS và Hiệu chỉnh vòng cây (Dendrology) đã khẳng định tuổi Hoabinhan ở Việt Nam từ trên 30 ngàn năm trước. Mở rộng ứng dụng khai quật kiểu mới với thực hiện sàng lọc, xử lý mấu phytolith, opal và starchology, xác lập vết mòn sử dụng cả trên công cụ lẫn đường đi, khu cư trú, xử lý loại hình đá non-tool có khoáng chất, khai thác dữ kiện nhân học để làm rõ lý thuyết các lớp nhân học và mô hình vận động, di chuyển, theo mùa và theo địa vực. Tiêu biểu nhất là những nỗ lực của Trung tâm Tiền sử Đông Nam á của TS.Nguyễn Việt ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu Hoabinhian của Thái Lan ở Mea Hongson, nhóm nghiên cứu của Thongsa ở Lào, của các học giả Trung Quốc ở Hoa Nam và nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc.
Bài 3: Nội dung giá trị của Văn hóa Hòa Bình
(Còn nữa) P.V (TH)
(HBĐT) - Theo
thống kê của Sở VH-TT&DL, 9 tháng năm 2017, tỉnh ta ước đón 1,9 triệu lượt
khách đến thăm quan du lịch, đạt 84% kế
hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế 174.000 lượt; khách nội địa 1.726.000 lượt.
Tổng doanh thu đạt 547 tỷ đồng, thu nhập du lịch khoảng 984 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ngày 19/9/2017, Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 3548/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017.
Thực hiện các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc tại Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 04/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngày 05/4/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức phát động Cuộc thi "Ảnh đẹp Du lịch Hòa Bình” và Cuộc thi "Viết bài Thuyết minh giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, năm 2017. Thể lệ các Cuộc thi đã được phổ biến và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Năm nay, tỉnh Tuyên Quang vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn đăng cai Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất, thời điểm diễn ra cùng Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 tại thành phố Tuyên Quang. Để Ngày hội của 12 tỉnh khai mạc vào ngày 29/9, ngay từ bây giờ công tác chuẩn bị của Ban Tổ chức đã diễn ra khẩn trương với sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên và đơn vị liên quan.
(HBĐT) - Chào mừng kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” (1932 - 2017), nhằm tuyên truyền quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình, Báo Hòa Bình giới thiệu một số nội dung cơ bản của nền "Văn hóa Hòa Bình”.
Tối 23-9, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò và vinh danh "Hạn khuống” của người Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.