(HBĐT) - Bài 2: Lịch sử nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình Văn hoá Hoà Bình được phát hiện và khai quật trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là những năm được mùa của ngành khảo cổ học Đông Dương của người Pháp. Sau khi đàn áp các cuộc kháng chiến của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào kế hoạch khai thác thuộc địa. Để thăm dò tài nguyên và tìm vũ khí tinh thần thống trị nhân dân ta, năm 1898, cùng một lúc thực dân Pháp cho thành lập Sở Địa chất Đông Dương và Uỷ ban Khảo cổ học Đông Dương. 2 năm sau, Uỷ ban này đổi thành trường Viễn đông bác cổ (Ecole Francaise d’Extrêm-Orient).
Các
công cụ hình đĩa của cư dân Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đá cũ hiện
đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.
Do
phương hướng nghiên cứu của trường Viễn đông bác cổ và do mối quan hệ chặt chẽ
giữa công tác thăm dò địa chất, công cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ nên công
cuộc thăm dò phát hiện, nghiên cứu Văn hoá Hoà Bình ban đầu do Sở Địa chất đảm
nhiệm và người có công lớn nhất trong việc phát hiện, nghiên cứu này là nữ khảo
cổ học người Pháp M. Colani. Mùa hè năm 1926, trong mùa điền dã đầu tiên ở sơn
khối đá vôi Hoà Bình thuộc huyện Tân Lạc và Kim Bôi, M. Colani đã phát hiện,
khai quật 12 hang động và mái đá có vết tích khảo cổ. Trong 4 năm (từ 1926 -
1930), M.Colani đã phát hiện và khai quật trên 50 di tích Văn hoá Hoà Bình, thu
lượm hàng vạn hiện vật. Có thể nói, đây là những năm được mùa của Văn hoá Hoà
Bình. Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX cho đến trước Cách mạng tháng Tám, việc
phát hiện và nghiên cứu Văn hoá Hoà Bình chủ yếu là do các nhà địa chất nguời
Pháp đảm nhiệm, tiêu biểu hơn cả là M.Colani, J. Fromaget và E. Saurin. Khoảng
60 hang động, mái đá đã được phát hiện với số lượng hiện vật thu lượm được rất
phong phú.
Với việc tiếp quản Viện
Bảo tàng Louis Finot của trường Viễn đông bác cổ từ tay người Pháp và sự ra đời
của Vụ Bảo tồn - Bảo tàng năm 1957, công cuộc nghiên cứu khảo cổ trên đất nước
ta bước sang giai đoạn mới và cũng được mở đầu từ Văn hoá Hoà Bình. Nhận thức
được tầm quan trọng của Văn hoá Hoà Bình đối với việc nghiên cứu tiền sử nước
ta, cán bộ khảo cổ các cơ quan: Đội khảo cổ (nay là Viện Khảo cổ học) Viện bảo
tàng Lịch sử Việt Nam và Khoa Sử, trường đại học Tổng hợp Hà Nội bắt tay ngay
vào tìm hiểu, nghiên cứu nền văn hoá này. Ngoài việc chỉnh lý, phân loại các bộ
di vật Văn hoá Hoà Bình ở kho Viện Bảo tàng Lịch sử cùng công trình của các học
giả Pháp để lại, những người làm công tác khảo cổ học của nước ta đã tiến hành
thăm dò, khai quật nhiều di tích Văn hoá Hoà Bình ở các vùng khác nhau để vừa có
thêm tư liệu mới, vừa kiểm tra tư liệu và việc làm của các học giả trước đây.
Mở đầu là đợt điều
tra ở Hoà Bình và Lạng Sơn vào cuối năm 1960, đầu năm 1961 của Khoa Sử, trường
đại học Tổng hợp Hà Nội với sự tham gia của giáo sư, tiến sĩ P.I.Boriscovski.
Trong chuyến công tác này, ngoài việc xem lại các hang động mà H.Mansuy và
M.Colani đã khai quật còn phát hiện thám sát 3 di tích Văn hoá Hoà Bình. Sau
nhiều cuộc điều tra ở Hoà Bình, đội Khảo cổ thuộc Vụ Bảo tồn - Bảo tàng tiến
hành khai quật một diện tích nhỏ ở hang Muối. Đây là cuộc khai quật đầu tiên của
chúng ta về Văn hoá Hoà Bình. Tiếp đó, đầu năm 1964, Khoa Sử, trường đại học Tổng
hợp Hà Nội tiến hành một đợt thám sát, khai quật ở huyện Kim Bôi và Lương Sơn -
là hai huyện trước đây M. Colani đã phát hiện nhiều di tích Văn hoá Hoà Bình. Lần
này đã phát hiện và đào ở 11 địa điểm.
Giữa năm 1965, Viện Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam
trở lại khai quật phần còn lại ở hang Muối, còn đội Khảo cổ tiến hành điều tra
vùng Chi Nê thuộc huyện Lạc Thuỷ và khai quật hang Chim. Đầu năm 1966, Viện Bảo
tàng Lịch sử khai quật tiếp di tích Đồng Thớt, tức hang làng Đồi trước đây đã
được M. Colani khai quật dở dang. Đây là một trong những di tích Văn hoá Hoà
Bình có tầng văn hoá dày, có chỗ dày tới 4,5 m.
Cuối năm 1966, đầu
năm 1967, đội Khảo cổ tiến hành khai quật hang Đắng và mái đá Mộc Long ở trong
vườn quốc gia Cúc Phương, nằm giữa 3 tỉnh: Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh và Thanh
Hoá.
Trên cơ sở những tư
liệu mới, trong giai đoạn mở đầu này đã có một số công trình chuyên khảo về Văn
hoá Hoà Bình hoặc đề cập đến Văn hoá Hoà Bình. Để góp phần đẩy mạnh việc nghiên
cứu Văn hoá Hoà Bình, Viện Bảo tàng Lịch sử đã chỉnh lý những bộ sưu tập của
người Pháp để lại và công bố trong công trình "Những hiện vật tàng trữ tại Viện
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về Văn hoá Hoà Bình”. Những công trình này một mặt
đánh giá những việc làm của M. Colani trước đây, mặt khác trao đổi, thảo luận
góp phần làm sáng tỏ Văn hoá Hoà Bình trên cơ sở tư liệu mới và quan điểm mới.
Có thể nói, những công trình trong giai đoạn này là những công trình đầu tiên
dùng quan điểm Marx- Lenin để phân tích Văn hoá Hoà Bình. Các công trình này ít
nhiều có đề cập đến các hình thái sinh hoạt kinh tế và tổ chức xã hội của cư
dân Văn hoá Hoà Bình. Tuy có đạt được một số kết quả trong khai quật và nghiên
cứu, song việc nghiên cứu Văn hoá Hoà Bình trong những năm 60 đối với những người
làm công tác khảo cổ Việt Nam chỉ mới là bước đầu có tính chất kiểm tra và làm
quen nhằm chuẩn bị cho những đợt công tác mới trong những năm 70.(Còn nữa)
P.V (TH)
Năm nay, tỉnh Tuyên Quang vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn đăng cai Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất, thời điểm diễn ra cùng Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 tại thành phố Tuyên Quang. Để Ngày hội của 12 tỉnh khai mạc vào ngày 29/9, ngay từ bây giờ công tác chuẩn bị của Ban Tổ chức đã diễn ra khẩn trương với sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên và đơn vị liên quan.
(HBĐT) - Chào mừng kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” (1932 - 2017), nhằm tuyên truyền quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình, Báo Hòa Bình giới thiệu một số nội dung cơ bản của nền "Văn hóa Hòa Bình”.
Tối 23-9, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò và vinh danh "Hạn khuống” của người Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(HBĐT) - Hiện nay, tại xã Hưng Thi (Lạc Thủy) số lượng nhà sàn còn rất ít. Người Mường ở đây đa số chuyển sang sử dụng nhà xây. Các cụ cao niên am hiểu về chiêng, văn hóa Mường để truyền dạy cho thế hệ con cháu chỉ còn khoảng 10 cụ. Những chiếc chiêng cổ không còn. Xã chưa thành lập được câu lạc bộ dạy chiêng Mường; các làn điệu dân ca, dân vũ dần mất đi… Đó là những hạn chế cần khắc phục trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường tại xã có hơn 80% dân số là người Mường.
(HBĐT) - Là người đi du lịch nhiều nơi, đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trải nghiệm loại hình du lịch homestay ở các vùng, miền, với du lịch homestay ở Hòa Bình, anh Vũ Hồng Quân (thành phố Hồ Chí Minh) có nhiều cảm nhận. Anh Quân cho biết: Tôi được nghe giới thiệu về du lịch cộng đồng ở Hòa Bình từ lâu với điểm du lịch ở bản Lác (Mai Châu) khá nổi tiếng. Vừa rồi, tôi có dịp đi một vài điểm nhận thấy có nhiều điều khá thú vị. ở bản Lác có thể do đã làm du lịch lâu năm nên cách thức khá chuyên nghiệp, bài bản, đây cũng là bản có nhiều homestay tập trung nhất. Các nhà sàn giữ được kiến trúc cổ, rộng rãi, cao ráo, sạch sẽ. Bản có thể đón cùng một lúc nhiều đoàn khách đông người tạo nên khung cảnh sôi động, nhộn nhịp, nhất là vào dịp cuối tuần. Đối với một số điểm du lịch cộng đồng khác như ở Đà Bắc, Kỳ Sơn, các homestay không tập trung và cũng chưa nhiều nhưng lại có điểm riêng biệt. Cùng với việc được trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như đạp xe, bơi lội, chèo bè, bắt cá…
(HBĐT) - Khi nói đến thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” chúng ta thường hay nghĩ đến 2 khái niệm văn hóa: "Văn hóa Hòa Bình” đương đại phản ánh đời sống hàng ngày của người Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử (Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đồ đá).