(HBĐT) - Ngày 27/9, Sở VH, TT & DL tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu, bàn giao Dự án: Tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hòa Bình nằm trên địa bàn Phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình). Đến dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL.


                 Các đại biểu tham quan, khảo sát các hạng mục của Nhà tù Hòa Bình.

Nhà tù Hòa Bình được thực dân Pháp xây dựng năm 1896 tại phố Đúng, Thị xã Hòa Bình (nay là TPHB) để giam giữ tù thường phạm. Đầu năm 1943, thực dân Pháp quyết định chuyển trên 200 tù chính trị từ nhà tù Sơn La về giam giữ tại nhà tù Hòa Bình. Từ đó, chúng đã biến nhà tù Hòa Bình là nơi trước đây chuyên giam giữ tù thường phạm, thành nơi giam giữ tù chính trị. Nhiều chiến sĩ cộng sản bị giam cầm nơi đây sau này trở thành những cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước ta. Năm 2000, Nhà tù Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa Thông tin (này là Bộ VH,TT&DL) công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tuy nhiên, do di tích tồn tại dưới dạng phế tích trong nhiều năm, chưa phát huy được hết giá trị lịch sử to lớn của di tích, chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Vì vậy, để phát huy giá trị lịch sử của di tích, năm 2010 UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hòa Bình. 

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hòa Bình được khởi công xây dựng từ tháng 4/2012. Quy mô đầu tư xây dựng là: Trùng tu nhà lính canh; nhà bia tưởng niệm; nhà BQL di tích; bia chỉ dẫn; thuyết minh di tích và 1 số các hạng mục phụ trợ. Với tổng mức đầu tư được duyệt 12,6 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn được giao từ năm 2011 – 2017 là 8,393 tỷ đồng; thực hiện giải ngân đến tháng 9/2017 là 8,35 tỷ đồng.

 

Tại buổi nghiệm thu, đại diện các bên Sở VH, TT & DL tỉnh; UBND thành phố Hòa Bình và đơn vị thi công đã ký biên bản bàn giao Dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hòa Bình. Việc nghiệm thu, bàn giao di tích Nhà tù Hòa Bình cho thành phố Hòa Bình quản lý sẽ góp phần để thành phố có thêm 1 điểm di tích lịch sử cánh mạng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cũng như phục vụ nhu cầu hưởng thụ sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân.


                                                     Hồng Ngọc


Các tin khác

Không có hình ảnh

Hòa Bình - một trong những chiếc nôi phát triển của lịch sử loài người

(HBĐT) - Chào mừng kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” (1932 - 2017), nhằm tuyên truyền quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình, Báo Hòa Bình giới thiệu một số nội dung cơ bản của nền "Văn hóa Hòa Bình”.

Khai mạc Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò

Tối 23-9, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò và vinh danh "Hạn khuống” của người Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xã Hưng Thi khó khăn trong giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường

(HBĐT) - Hiện nay, tại xã Hưng Thi (Lạc Thủy) số lượng nhà sàn còn rất ít. Người Mường ở đây đa số chuyển sang sử dụng nhà xây. Các cụ cao niên am hiểu về chiêng, văn hóa Mường để truyền dạy cho thế hệ con cháu chỉ còn khoảng 10 cụ. Những chiếc chiêng cổ không còn. Xã chưa thành lập được câu lạc bộ dạy chiêng Mường; các làn điệu dân ca, dân vũ dần mất đi… Đó là những hạn chế cần khắc phục trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường tại xã có hơn 80% dân số là người Mường.

Homestay - điểm nhấn du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Là người đi du lịch nhiều nơi, đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trải nghiệm loại hình du lịch homestay ở các vùng, miền, với du lịch homestay ở Hòa Bình, anh Vũ Hồng Quân (thành phố Hồ Chí Minh) có nhiều cảm nhận. Anh Quân cho biết: Tôi được nghe giới thiệu về du lịch cộng đồng ở Hòa Bình từ lâu với điểm du lịch ở bản Lác (Mai Châu) khá nổi tiếng. Vừa rồi, tôi có dịp đi một vài điểm nhận thấy có nhiều điều khá thú vị. ở bản Lác có thể do đã làm du lịch lâu năm nên cách thức khá chuyên nghiệp, bài bản, đây cũng là bản có nhiều homestay tập trung nhất. Các nhà sàn giữ được kiến trúc cổ, rộng rãi, cao ráo, sạch sẽ. Bản có thể đón cùng một lúc nhiều đoàn khách đông người tạo nên khung cảnh sôi động, nhộn nhịp, nhất là vào dịp cuối tuần. Đối với một số điểm du lịch cộng đồng khác như ở Đà Bắc, Kỳ Sơn, các homestay không tập trung và cũng chưa nhiều nhưng lại có điểm riêng biệt. Cùng với việc được trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như đạp xe, bơi lội, chèo bè, bắt cá…

“Văn hóa Hòa Bình” đương đại và thuật ngữ nền “Văn hóa Hòa Bình” tiền sử

(HBĐT) - Khi nói đến thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” chúng ta thường hay nghĩ đến 2 khái niệm văn hóa: "Văn hóa Hòa Bình” đương đại phản ánh đời sống hàng ngày của người Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử (Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đồ đá).

Thăm bản du lịch cộng đồng Đá Bia

(HBĐT) - Bản Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) là một trong những bản có hoạt động du lịch cộng đồng mới trên khu vực hồ Hòa Bình, địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tạm xa ồn ào của đô thị, khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục