(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) được biết đến như một điểm nhấn văn hoá nổi bật. Tách biệt hoàn toàn với khói bụi, ồn ào của chốn đô thị, khung cảnh lãng mạn như tranh của Giang Mỗ là chốn dừng chân lý tưởng của bất cứ ai muốn tìm kiếm cảm giác bình yên. Hơn thế, nơi đây còn là một trong những bản làng dân tộc được ngành du lịch tỉnh xác định sẽ trở thành sản phẩm du lịch mũi nhọn thu hút du khách thập phương khi nhắc đến Hoà Bình.
Những sản phẩm thổ cẩm do bà con bản
Giang Mỗ dệt nên được bày bán cho du khách đến thăm quan, trải nghiệm.
Bản Giang Mỗ thanh bình nằm nép mình
dưới chân núi Mỗ, cách trung tâm TP Hòa Bình chừng 12 km. Đây là nơi cư trú của
145 hộ dân, tất cả đều là người dân tộc Mường. Đường vào thăm bản không quá khó
khăn. Nơi đây còn được coi là bảo tàng sống về văn hóa truyền thống dân tộc
Mường khi vẫn còn nguyên vẹn lối kiến trúc truyền thống của những nếp nhà sàn,
khung cửi dệt vải của phụ nữ Mường xưa kia hay dụng cụ lao động sản xuất như
cối giã gạo, cung, nỏ săn bắn, đồ đạc làm nương rẫy vẫn được người dân lưu trữ.
Đến với Giang Mỗ ngày nay, du khách
có thể dạo bước thăm quan trên con đường nhỏ chạy dọc bản, chiêm ngưỡng vẻ đẹp
hoang sơ của núi đồi, hoa lá. Dừng chân tại bất kỳ ngôi nhà sàn nào để tìm hiểu
về văn hóa bản Mường, cùng say mình trong những điệu múa sạp bên vò rượu cần
thơm nức; trải nghiệm sinh hoạt thường ngày cùng dân bản như: chăm sóc gia súc,
gia cầm, làm nương rẫy, săn bắn, hái lượm… Nghe các thiếu nữ Mường giới thiệu
về nghề dệt và những sản phẩm thổ cẩm truyền thống như: quần, áo, túi xách,
khăn quàng…; thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Mường như: xôi nếp
nương, thịt lợn, rau đồ, cá suối, rượu cần...
Thời điểm này bắt đầu vào mùa gặt,
đến Giang Mỗ, du khách dễ dàng cảm nhận được không khí mát lành, thơm nồng của
hương lúa chín. Bạn Trần Quang Minh, sinh viên năm 2 đại học Văn hóa chia sẻ:
Lớp em quyết định chọn Giang Mỗ là điểm đến cho chuyến du lịch về nguồn. Chuyến
đi này giúp chúng em hiểu thêm về cuộc sống cũng như sinh hoạt thường ngày của
bà con dân tộc Mường, đồng thời có nhiều trải nghiệm thú vị như lần đầu tiên
được tự tay dệt thổ cẩm, được cùng trẻ em chơi ném còn, bắn nỏ… Chúng em đã có
nhiều kỷ niệm đẹp ở ngôi bản xinh đẹp này.
ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng bản cho
biết: Hàng năm, bản Giang Mỗ đón hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến
thăm quan. Chúng tôi cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tạo cho du khách
trải nghiệm tự nhiên, thoải mái nhất. Chăm chút từ việc quét dọn sạch sẽ trong
nhà đến đường làng, ngõ xóm, chỗ nghỉ ngơi, chăn màn phục vụ du khách cũng được
vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, xóm khắc phục tối đa hiện tượng chèo kéo khách.
Tất cả những điều đó đã tạo nên nét
đặc trưng riêng của bản Mường Giang Mỗ nên cho dù không phải là khu du lịch
sinh thái ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, càng không phải là một
điểm du lịch dịch vụ hấp dẫn với các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, bản Giang
Mỗ nhẹ nhàng chinh phục khách thập phương bởi chính những nét mộc mạc mà chân
tình toát lên từ cuộc sống và con người nơi đây. Sự bình yên đã tô thắm những
nếp nhà và xoa dịu lòng du khách.
Đồng Hương
(HBĐT) - Tối ngày 30/9, tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề "Khát vọng hướng tới tương lai” chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVI, nhiệm 2017-2022. Tới dự có lãnh đạo Tỉnh Đoàn, đại diện các Huyện, Thành Đoàn cùng đông đảo ĐV-TN và nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Bài 2: Lịch sử nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình Văn hoá Hoà Bình được phát hiện và khai quật trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là những năm được mùa của ngành khảo cổ học Đông Dương của người Pháp. Sau khi đàn áp các cuộc kháng chiến của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào kế hoạch khai thác thuộc địa. Để thăm dò tài nguyên và tìm vũ khí tinh thần thống trị nhân dân ta, năm 1898, cùng một lúc thực dân Pháp cho thành lập Sở Địa chất Đông Dương và Uỷ ban Khảo cổ học Đông Dương. 2 năm sau, Uỷ ban này đổi thành trường Viễn đông bác cổ (Ecole Francaise d’Extrêm-Orient).
(HBĐT) - Ngày 27/9, Sở VH, TT & DL tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu, bàn giao Dự án: Tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hòa Bình nằm trên địa bàn Phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình). Đến dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL.
(HBĐT) - Theo
thống kê của Sở VH-TT&DL, 9 tháng năm 2017, tỉnh ta ước đón 1,9 triệu lượt
khách đến thăm quan du lịch, đạt 84% kế
hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế 174.000 lượt; khách nội địa 1.726.000 lượt.
Tổng doanh thu đạt 547 tỷ đồng, thu nhập du lịch khoảng 984 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ngày 19/9/2017, Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 3548/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017.
Thực hiện các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc tại Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 04/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngày 05/4/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức phát động Cuộc thi "Ảnh đẹp Du lịch Hòa Bình” và Cuộc thi "Viết bài Thuyết minh giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, năm 2017. Thể lệ các Cuộc thi đã được phổ biến và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.