(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Cử tri đề nghị Bộ VH-TT&DL quan tâm phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, trình Chính phủ có cơ chế chính sách hỗ trợ tỉnh Hòa Bình về công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Trong đó, tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Hòa Bình hoàn thành hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường, trình thông qua Hội đồng Di sản Quốc gia. Trình Chính phủ đưa hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường vào danh mục đề nghị UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được phục dựng cấp thiết”.


Trả lời:

Về đề nghị đưa hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường vào danh mục đề nghị UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được phục dựng cấp thiết.

- Tại Thông báo kết luận số 2111/TB-BVHTTDL ngày 17/5/ 2017 của Bộ VH-TT&DL về nội dung làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đề nghị Bộ VH-TT&DL xây dựng hồ sơ Mo Mường trình UNESSCO, Bộ VH-TT&DL đã giao Cục Di sản văn hóa xin ý kiến các nhà khoa học, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép triển khai lập hồ sơ vào thời điểm thích hợp. Bộ VH-TT&DL cũng đề nghị tỉnh trước mắt triển khai Đề án bảo tồn Mo Mường làm cơ sở cho việc lập hồ sơ sau này.

- Tại Công văn số 6000/ VPCP-VX ngày 25/10/2002 và Công văn số 8868/VPCP-KGVX ngày 5/11/2012 của Văn phòng Chính phủ về Danh sách dự kiến xây dựng hồ sơ trình UNESSCO, gồm 12 di sản văn hóa phi vật thể, đến nay, còn 8/12 di sản văn hóa phi vật thể nằm trong kế hoạch xây dựng hồ sơ trình UNESSCO. Vì vậy, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung di sản Mo Mường vào danh sách dự kiến xây dựng hồ sơ trình UNESSCO.

- Cử tri đề nghị Bộ VH-TT&DL quan tâm: Hỗ trợ tỉnh Hòa Bình tìm nguồn vốn đầu tư công trình văn hóa, thể thao gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao của quốc gia và châu lục để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao như: Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà hát, Khu liên hợp thể thao Tây Bắc phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Trả lời:

Về đề nghị hỗ trợ tỉnh Hòa Bình tìm nguồn vốn đầu tư công trình văn hóa, thể thao gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao của quốc gia và châu lục để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao.

Nhà hát tỉnh Hòa Bình thuộc đối tượng tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”. Theo đó, tỉnh Hòa Bình có dự kiến xây dựng nhà hát tại thành phố Hòa Bình với đề xuất quy mô theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình lập dự án gửi Bộ VH-TT&DL thỏa thuận về quy mô nhà hát để tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí nguồn ngân sách Trung ương.

Riêng đối với các thiết chế văn hóa, thể thao như: Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Khu liên hợp thể thao Tây Bắc thì không thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 nên đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa...

                                                                P.V (TH)


Các tin khác


Phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đảo Dừa - điểm dừng chân thưởng ngoạn hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Đảo Dừa là điểm dừng chân khó có thể bỏ qua khi đến thăm quan, khám phá, trải nghiệm hồ Hòa Bình. Có thể đến đảo Dừa từ đường thủy và đường bộ nhưng thuận tiện hơn là đi vào đường Bình Thanh - Thung Nai.

Hòa Bình - một trong những chiếc nôi phát triển của lịch sử loài người

Bài 2: lịch sử nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình (phần 2). 
 (HBĐT)-Việc nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình trong những năm 70 có sự đổi mới về chất. Phương pháp khai quật cũng như nghiên cứu dần thoát ra khỏi khái niệm khảo cổ học cổ điển, ứng dụng ngày càng nhiều các khoa học tự nhiên vào khảo cổ học nhằm tìm hiểu các vấn đề môi trường tự nhiên, cuộc sống kinh tế và xã hội thời bấy giờ.

Trải nghiệm homestay Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh, nhiều xã nằm trong vùng lòng hồ sông Đà, có lợi thế giao thông cả đường bộ và đường thủy. Trên địa bàn huyện còn giữ được cảnh quan tự nhiên hoang sơ, người dân chất phác, hiền hòa với nếp sinh hoạt đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm đến thú vị cho khách du lịch yêu thích tìm hiểu, khám phá. Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) được xây dựng đã và đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước đưa một địa danh lạ trên bản đồ du lịch trở thành quen trong lòng du khách.

Giao lưu văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVI

(HBĐT) - Tối ngày 30/9, tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề "Khát vọng hướng tới tương lai” chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVI, nhiệm 2017-2022. Tới dự có lãnh đạo Tỉnh Đoàn, đại diện các Huyện, Thành Đoàn cùng đông đảo ĐV-TN và nhân dân trên địa bàn.

Hòa Bình - một trong những chiếc nôi phát triển của lịch sử loài người

(HBĐT) - Bài 2: Lịch sử nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình Văn hoá Hoà Bình được phát hiện và khai quật trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là những năm được mùa của ngành khảo cổ học Đông Dương của người Pháp. Sau khi đàn áp các cuộc kháng chiến của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào kế hoạch khai thác thuộc địa. Để thăm dò tài nguyên và tìm vũ khí tinh thần thống trị nhân dân ta, năm 1898, cùng một lúc thực dân Pháp cho thành lập Sở Địa chất Đông Dương và Uỷ ban Khảo cổ học Đông Dương. 2 năm sau, Uỷ ban này đổi thành trường Viễn đông bác cổ (Ecole Francaise d’Extrêm-Orient).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục