(HBĐT) - Tại tỉnh Hòa Bình, các di tích khảo cổ Văn hóa Hòa Bình phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố. Theo số liệu thống kê của Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 1989, tỉnh Hòa Bình có 69 địa điểm di tích Văn hóa Hòa Bình. Các di tích đều nằm trong các hang động và mái đá cao ráo quanh các thung lũng, có hệ sinh thái phổ tạp thuận lợi cho việc săn bắt và hái lượm. Đặc biệt rất sẵn nguyên liệu cuội để chế tác công cụ lấy từ các sông, suối chảy qua lòng thung lũng.


Công cụ của người tiền sử Văn hóa Hòa Bình.

Các di tích Văn hóa Hòa Bình thường phân bố thành từng cụm trong các thung lũng hẹp, mỗi cụm có từ 5 - 7 di tích và có diện tích khoảng từ 50 - 150 m, độ cao trung bình so với mặt ruộng từ 10 - 20 m như huyện Tân Lạc có cụm: hang Muối, mái đá Triềng Xến I, mái đá Triềng Xến I, hang Triềng Xến II; huyện Lương Sơn có cụm: hang Tằm, hang Rổng Tằm, hang Trâu, hang Chổ; huyện Lạc Sơn có cụm: hang xóm Trại, mái đá làng Vành, hang Dúng…

Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình là các dụng cụ bằng đá cuội, ghè đẽo tương đối thô sơ một mặt hoặc chỉ phần lưỡi. Đến thời kỳ cuối của Văn hóa Hòa Bình, các hiện vật đã được sử dụng đến kỹ thuật mài: mài lưỡi, mài một mặt, mài toàn thân.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các di tích Văn hóa Hòa Bình là vết tích vỏ ốc suối trong hang. Đây là thức ăn chủ yếu của người tiền sử Văn hóa Hòa Bình. Vỏ ốc cùng với các dấu tích vật chất khác tạo thành tầng văn hóa trong hang. Tuỳ thuộc vào thời gian cư trú mà tầng văn hoá có độ dày, mỏng khác nhau. Tầng văn hoá có độ dày từ 0,3 m - 4 m. Tiêu biểu có di tích hang xóm Trại ở huyện Lạc Sơn tầng văn hóa dày tới gần 4 m.

Trong số các di tích Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình, hang xóm Trại được đánh giá là di tích quan trọng bậc nhất, không chỉ trong tỉnh Hòa Bình mà còn đối với cả Việt Nam và Đông Nam á. Qua 8 lần điều tra, thám sát và khai quật đã phát hiện khối tư liệu khổng lồ, bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặc biệt là di vật đá lên đến hàng nghìn hiện vật. Sự cân đối về mặt hình thái, sự có mặt và kết hợp các hình thức kỹ thuật chế tác công cụ tinh xảo đã khiến nhiều học giả trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến hang xóm Trại và đánh giá sưu tập đá nơi đây là tiêu biểu cho Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam và Đông Nam á.

Từ năm 1991 trở về trước, cả tỉnh Hòa Bình chỉ có một di tích khảo cổ Văn hóa Hòa Bình được xếp hạng cấp quốc gia đó là di tích động Tiên, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy do Bảo tàng Hà Sơn Bình lập hồ sơ xếp hạng năm 1989.

Sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình, năm 1995, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã tiến hành tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Trong quá trình kiểm kê phát hiện ra sự thay đổi trong số lượng các địa điểm Văn hóa Hòa Bình. Một số di tích đã mất, không tìm thấy, một số di tích nằm trong vùng đất quốc phòng. Thêm một số di tích mới phát hiện. Cho đến nay, tổng số địa điểm di tích Văn hóa Hòa Bình là 76. Trong đó, số di tích đã mất, không tìm thấy 20 địa điểm; số di tích nằm trong vùng đất quốc phòng do quân đội quản lý 21 địa điểm; số di tích hiện còn để bảo tồn và phát huy tác dụng 35 địa điểm; số di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia 10 địa điểm (chưa có di tích xếp hạng cấp tỉnh).

Lý giải về số các điểm di tích Văn hóa Hòa Bình bị mất có thể là do vô tình bị nhân dân cải tạo làm nhà, làm các công trình xây dựng, làm ruộng vườn canh tác hoặc một số di tích bị mất tên (xưa gọi tên khác, nay điều tra thì mọi người không ai nhớ tên đó nữa).

Do nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa còn hạn hẹp nên cho đến nay mới có 8/10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia được tu bổ tôn tạo. Các hạng mục tu bổ tôn tạo mới chỉ dừng ở việc xây tường rào bảo vệ, dựng bảng chỉ dẫn di tích. Chỉ có di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn được đầu tư tương đối khoa học chuyên sâu như: Dựng bia giới thiệu về di tích, làm bậc lên xuống di tích, tái tạo cảnh sinh hoạt của người tiền sử trong hang, dựng lại mô hình bếp lửa, khai quật làm xuất lộ tầng văn hóa trong hang, giữ nguyên mặt bằng sinh hoạt có tầng văn hóa trên bề mặt của hang, làm hàng rào bảo vệ hang. Đây cũng là địa điểm thu hút nhiều nhất các nhà khoa học trong và ngoài nước cùng du khách đến nghiên cứu, tham quan.

ý nghĩa và tầm quan trọng của sự xuất hiện nền Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình không chỉ là minh chứng khẳng định tỉnh Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người. Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình đã cung cấp cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hóa từ người vượn tiền sử tiến lên người hiện đại, về phương thức kiếm sống và canh tác, về tổ chức xã hội của người tiền sử. Chính vì vậy, các di tích Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình là tài sản vô cùng quý báu, đóng góp cho nền khoa học nước nhà và nền khoa học thế giới.

 

                                                Nguyễn Thị Thi

                                         (Giám đốc Bảo tàng tỉnh)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của Văn hóa Hòa Bình

 (HBĐT)-Nền Văn hóa Hòa Bình được các nhà khảo cổ học nghiên cứu từ rất sớm. Trong đó phải kể đến các nhà khoa học trong và ngoài nước có công trong việc phát hiện, nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình như: Madelaine Colani, tiến sĩ địa chất, người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”; Mathew - người đầu tiên lấy Văn hóa Hòa Bình trong phạm vi toàn cầu làm đề tài luận văn tiến sĩ; Boriscopski, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đá cũ người Nga, Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint Peterburg) Liên Xô cũ đã tiến hành phúc tra một số hang mà M.Colani đã phát hiện và khai quật, đồng thời phụ trách khai quật hang Muối, hang Tằm…;

NSƯT Chiều Xuân: “Nhiều người thất vọng khi thấy tôi bán hàng online“

Thấy Chiều Xuân đi bán hàng online, nhiều người nói thất vọng rồi bảo "chị là nghệ sĩ mà lại đi bán hàng, chào hàng như thế”...

Còn mãi những tình yêu Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đang trong tiến trình trở thành một đô thị hiện đại. Nhưng dù phát triển đến đâu, văn hóa vẫn luôn là điều tạo nên bản sắc Hà Nội. Từ mùa thu năm Canh Tuất 1010 cho đến mùa thu lịch sử năm 1954 và mùa thu của hơn 30 năm đổi mới, dẫu có những bước thăng trầm, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn khiến bao thế hệ yêu mến, gìn giữ và bồi đắp. Đó chính là điều làm nên sức mạnh trường tồn của văn hóa Hà Nội.

Thi thuyết minh giới thiệu làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017

(HBĐT) - Chiều ngày 7/10, Liên hoan làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 đã tiếp tục diễn ra với cuộc Thi thuyết minh giới thiệu làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tham gia thi có 11 thí sinh đến từ 11 làng du lịch cộng đồng.

Liên hoan Phát thanh – Truyền hình tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII năm 2017

(HBĐT) - Trong 2 ngày 6 và 7/10, Đài PT - TH tỉnh đã tổ chức Liên hoan phát thanh – truyền hình lần thứ XVIII năm 2017. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo và phóng viên, BTV Đài PT-TH tỉnh, đài TT - TH các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Liên hoan văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc

(HBĐT) - Tiếp nối các hoạt động nằm trong khuôn khổ liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017, tối 6/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu đã diễn ra Khai mạc Liên hoan văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục