(HBĐT) - Bên cạnh những lợi thế đặc thù của hồ Hòa Bình có phong cảnh thiên nhiên hữu tình không đâu có được, trên khu vực hồ có nhiều bản, làng các dân tộc sinh sống còn lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc, tạo nên sự cuốn hút, đem lại trải nghiệm đầy thú vị cho du khách trong và ngoài tỉnh.


Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc nằm sát hồ, tựa lưng vào núi hùng vĩ, đại ngàn xanh, rừng nguyên sinh tĩnh mịch được coi là một trong những bản ven lòng hồ đẹp và nguyên sơ nhất của tỉnh. Bản là nơi cơ trú của đồng bào dân tộc Mường, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống từ lâu đời của những ngôi nhà sàn. Bản Ngòi có nhiều thác nước, hang động kỳ thú tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, hiếm có. Bản đã được Công ty CP Du lịch Hòa Bình đầu tư 7 nhà sàn đạt chuẩn, người dân được tập huấn các kỹ năng làm du lịch cộng đồng cùng với các loại hình vui chơi giái trí. Bản đã trở thành điểm du lịch cộng đồng, đáp ứng nhu cầu du khách muốn trekking, muốn hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu đời sống văn hóa người Mường mang lại những ngày nghỉ dưỡng bình yên, hạnh phúc nơi vùng non nước hữu tình và thưởng thức những sản vật ngon, sạch từ phương thức trồng trọt hoàn toàn tự nhiên của người dân.



Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa dân tộc Mường.

Xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) có khoảng 80 hộ dân cũng lưu giữ tốt những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Cả xóm đã có nhiều hộ dân đầu tư mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng các sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân, thu hút khách du lịch khám phá núi non, rừng già hùng vĩ, lòng hồ mênh mang lại được hòa đồng cùng sinh hoạt, cảm nhận cuộc sống văn hóa, lao động sản xuất của người dân địa phương. 

Bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) với 100% hộ đồng bào dân tộc Dao cũng được du khách biết đến nhiều hơn đến tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, sinh hoạt sản xuất của người dân. 

Xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) vẫn còn lưu giữ nguyên bản cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc, người   dân thân thiện, dễ gần, có quán bán hàng tự giác, có những ẩm thực tinh tế, phong phú, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp đang trở thành điểm du lịch cộng đồng khó có thể bỏ qua khi tham quan, khám phá hồ sông Đà... 

Thực hiện quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh đang triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch theo quy hoạch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình.  Trong đó, tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh đền thác Bờ, huyện Cao Phong và Đà Bắc; đền Đôi Cô, xã Hiền Lương; xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tại đảo Sung, xã Tiền Phong; khu vực vịnh Ngòi Hoa, hồ Hoa, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí chất lượng cao tại khu vực vịnh Ngòi Hoa; sản phẩm du lịch cộng đồng tại các xóm Ngòi (Ngòi Hoa), xóm Trụ (Thái Thịnh); xóm Ké (Hiền Lương), xóm Đá Bia (Tiền Phong). ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc. Phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng…


L.C

Các tin khác


Làng bích họa Hải Sơn

(HBĐT) - Đoạn đường dài 800 m của 15 hộ dân thuộc tổ liên gia số 7, thôn Hải Sơn, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu được phủ lên bằng những bức tranh ngập tràn sắc màu cuộc sống, văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. 

Khảo sát tuyến đường thủy trên hồ thuộc địa phận tỉnh Sơn La và Hòa Bình

(HBĐT) - Từ ngày 14/11 đến ngày 16/11, Sở VH TT&DL các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phối hợp tổ chức khảo sát, xây dựng tuyến du lịch đường thủy liên hồ từ Thủy điện Hòa Bình – Thủy điện Sơn La – Thủy điện Lai Châu.

"Bản tình ca từ đá" ở vùng cao Hà Giang

Cây hoa tam giác mạch từng giúp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang qua cơn giáp hạt trước đây, nay đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Mùa hoa kéo dài khoảng hai tháng đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan, mang đến nguồn thu lớn cho phát triển du lịch ở vùng đất cực bắc của Tổ quốc.

Phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, toàn tỉnh đón trên 1,9 triệu lượt khách thăm quan du lịch, trong đó, khách quốc tế 174 nghìn lượt người, khách nội địa trên 1,7 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch ước đạt trên 984 tỷ đồng. Năm 2017, tỉnh phấn đấu đón trên 2,2 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu du lịch đạt 1.200 tỷ đồng. Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch gắn với khai thác tiềm năng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch là một trong những hướng đi nhằm tạo hiệu quả, nâng cao sức hút từ ngành "công nghiệp không khói” của tỉnh.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao… tỉnh ta có nhiều điều kiện để phát triển DLCĐ (DLCĐ). DLCĐ của tỉnh ta hình thành và phát triển khá sớm, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Vẻ đẹp huyền bí hang Hùm

(HBĐT) - Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) không chỉ nổi tiếng bởi những làn điệu chèo uyển chuyển, mềm mại mà nơi đây còn hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh với hệ thống hang động huyền bí. Hang Hùm là hang động chứa đựng nhiều nhũ đá tuyệt đẹp được thiên nhiên tạo nên từ hàng triệu năm, cùng với hệ thống thờ Phật linh thiêng trong hang đã tạo nên sức hấp dẫn cho những ai thích khám phá điều bí ẩn của thiên nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục