(HBĐT) - Chiều ngày 21/12, Đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về mô hình quản lý du lịch tại Quảng Ninh. Đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tiếp và làm việc với đoàn.

 


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc.

 Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó chủ tịch UBND tỉnh thông tin về việc năm 2016 tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, đây là cơ hội lớn của tỉnh để phát triển du lịch. Tỉnh Hòa Bình có rất nhiều tiềm năng du lịch tuy nhiên hiện nay phát triển còn nhiều hạn chế. Trong khi đó Quảng Ninh là tỉnh thực hiện rất tốt việc quản lý Vịnh Hạ Long, do đó tỉnh Hòa Bình mong muốn được học tập kinh nghiệm trong ban hành cơ chế, quản lý Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh để phát triển.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng cùng đại diện các sở, ngành của tỉnh đã thông tin về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; nhiệm vụ chức năng và quyền hạn của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được thực hiện ngày càng hiệu quả. Cơ chế chính sách quản lý Vịnh được tập trung đầu tư nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện với nhiều ý tưởng vận dụng mới vào điều kiện thực tiễn của địa phương; bố trí nguồn lực để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; nghiên cứu khoanh vùng bảo vệ đa dạng sinh học; thực hiện chủ trương chuyển chức năng quản lý Nhà nước đối với Vịnh Hạ Long từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sang UBND Thành phố Hạ Long.

Công tác quản lý tàu du lịch được khẩn trương tập trung nhằm quản lý thống nhất chặt chẽ như thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng tàu du lịch; cơ chế quản lý vé tham quan vịnh có sự đổi mới, không để thất thoát; cơ sở hạ tầng tại các điểm tham quan, lưu trú nghỉ đêm cho khách du lịch được nâng cấp, sửa chữa; phương thức thông tin, tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long được nghiên cứu theo hướng đổi mới, đa dạng; công tác thu gom vận chuyển rác thải vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan được duy trì tốt; công tác rà soát các tuyến, điểm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch đã được quan tâm triển khai…

Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cùng đại diện các sở, ngành của tỉnh Hòa Bình cũng đã thông tin về tình hình phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình trong những năm qua, thông tin về khu du lịch hồ Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình đánh giá cao cách làm của Quảng Ninh trong công tác chỉ đạo, triển khai quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình quan tâm, trao đổi về mô hình, kinh nghiệm về công tác quản lý, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long; quy hoạch khu du lịch, cách thức thu hút đầu tư; mô hình công tác tổ chức và quản lý làng văn hóa du lịch; đây là kinh nghiệm quý báu để Hòa Bình học tập, áp dụng cho Khu du lịch hồ Hòa Bình thời gian tới.

 


Minh Quyết (Sở KH&ĐT)


Các tin khác


Tìm hướng xây dựng sản phẩm du lịch trên tuyến sông Đà

(HBĐT) - Tuyến sông Đà kết nối các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ cánh rừng nguyên sinh đan xen, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách, cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch. Thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, các tỉnh đã phối hợp tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng, xây dựng các giải pháp kết nối tuyến du lịch đường thủy nhằm khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch của các địa phương.

Bài chòi và hát xoan xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Phiên họp của ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 7 và 8-12 tại Hàn Quốc đã nhất trí ghi danh hồ sơ "Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” và "Hát xoan Phú Thọ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, tôn vinh các giá trị văn hóa độc đáo và khẳng định tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Việt Nam.

Trải nghiệm du lịch vườn cam

(HBĐT) - Tự chụp ảnh "tự sướng” bên những cây cam sai trĩu quả; thích thú đeo găng tay tự cầm kéo thu hoạch trái cam canh đỏ mọng, cam lòng vàng chín vàng; thưởng thức ngay tại gốc múi cam thơm ngọt, mọng nước... Đó là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, thú vị khi du khách đến với các vườn cam trên địa bàn huyện Cao Phong bắt đầu từ tháng 11 dương lịch hàng năm.

Cần có giải pháp cho cạnh tranh trong điện ảnh

Những năm gần đây, nhu cầu đến rạp xem phim của khán giả ngày một tăng, nhiều kỷ lục doanh thu phòng vé liên tiếp được xác lập đã cho thấy thị trường điện ảnh Việt Nam đang có tiềm năng to lớn mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước không thể bỏ qua.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ Mường Bi, "cái nôi” của nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Mảnh đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng tạo nên những điểm nhấn thu hút du khách gần, xa đến với vùng đất cổ, mang lại diện mạo mới cho du lịch của huyện.

4 tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội

Hội Nhà văn Hà Nội đã tổng kết trao giải thưởng năm 2017 đồng thời kết nạp 33 hội viên mới thuộc 4 chuyên ngành thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, dịch thuật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục