(HBĐT) - Năm 2017, trên địa bàn tỉnh tổ chức 59 lễ hội, trong đó, 6 lễ hội quy mô cấp huyện và 53 lễ hội cấp xã, xóm. Sở VH-TT&DL trình UBND tỉnh cho phép phục dựng 4 lễ hội truyền thống: Lễ hội Gầu Tào, xã Pà Cò (Mai Châu); lễ hội Đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình); lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng (Đà Bắc); lễ hội Mường Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).
Năm 2017, lễ hội Cầu Mường, xã
Mường Chiềng (Đà Bắc) được phục dựng góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa truyền thống.
Đồng
chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thực hiện các văn bản
chỉ đạo của Ban Bí thư T.ư Đảng, Chính phủ, Bộ VH-TT&DL về công tác tổ chức,
quản lý lễ hội, Sở đã chỉ đạo Phòng VH-TT các huyện, thành phố triển khai thực
hiện nghiêm túc tại địa phương. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở,
ban, ngành, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị tập huấn
các quy định của Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, công tác vệ sinh môi
trường, ANTT, an toàn giao thông trong mùa lễ hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đối với lễ hội, đảm bảo
trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức, phù
hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hoá truyền thống. Quán triệt cán
bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý, tổ chức lễ hội; phê
bình và xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm.
Sở chỉ đạo các địa phương, cơ sở ký cam kết chấp
hành quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý lễ hội đối với các ban tổ chức,
ban quản lý lễ hội, chủ đền, chủ động, chủ nhang tại các điểm lớn. Cụ thể như
lễ hội Chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ); đền Bờ ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) và Thung
Nai (Cao Phong); động Thác Bờ, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc).
Theo
đánh giá chung của Sở VH-TT&DL, các lễ hội năm 2017 tổ chức quy mô hơn và
được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Các lễ hội đã kết hợp giữa
lễ thức truyền thống, văn hoá dân gian và tổ chức các môn thể thao bóng chuyền,
bóng đá, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thông
qua tổ chức lễ hội đã bảo tồn giá trị văn hoá dân gian truyền thống của các dân
tộc trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, công
tác tổ chức, quản lý lễ hội còn những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Đó là quy
mô tổ chức lễ hội phạm vi hẹp, chưa được quảng bá rộng rãi. Lễ hội còn mang
hình thức sân khấu hoá, chủ thể là người dân chưa chủ động. Cơ sở vật chất tại
các địa điểm tổ chức lễ hội chưa đáp ứng nhu cầu và số lượng người tham gia.
Công tác vận động, tuyên truyền, khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia xã
hội hoá các hoạt động còn hạn chế; kinh phí tổ chức lễ hội chưa đảm bảo. Tại
một số lễ hội vẫn còn hiện tượng đổi tiền lẻ, vận động công đức, thả tiền giọt
dầu không đúng quy định, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.
Trong
năm 2017, Thanh tra Sở VH-TT&DL đã chủ trì, phối hợp kiểm tra 15 lượt tại
các lễ hội. Qua đó nhắc nhở các ban tổ chức, ban quản lý, thủ nhang về công tác
đảm bảo ANTT trong khu vực lễ hội, vệ sinh môi trường, cảnh quan, phòng - chống
cháy, nổ, hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan, đốt vàng mã. Hiện tượng nhét
tiền vào tay tượng, rải tiền lẻ, đặt nhiều hòm công đức còn xảy ra. Trật tự, an
toàn tại một số điểm lễ hội chưa quy củ; dịch vụ bán hàng, trông xe còn lộn
xộn. Trong khi đó, ý thức của không ít người đi lễ chưa tốt.
Thực
tế cho thấy, các lễ hội tăng dần về số lượng. Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL
Lưu Huy Linh, người dân có xu hướng khôi phục các lễ hội để đáp nhu cầu sinh
hoạt văn hoá tinh thần, tâm linh. Để công tác tổ chức, quản lý lễ hội đi vào nề
nếp, phát huy nét đẹp, khắc phục tồn tại, Sở đang tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo
hoạt động lễ hội năm 2018. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các văn bản
chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, nhất là Thông tư số 15, ngày 22/12/2015 của
Bộ VH-TT&DL về tổ chức, quản lý lễ hội; xây dựng quy hoạch lễ hội. Các
huyện, thành phố đăng ký tổ chức các lễ hội cụ thể. Sở đã thành lập đoàn kiểm tra và ban hành kế
hoạch kiểm tra hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên
đán. Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành, chủ trì là ngành VH-TT&DL, cùng các
ngành chức năng liên quan tiến hành kiểm tra từ ngày 2/1 - 24/3. Nội dung tập trung vào việc chấp hành các quy
định của pháp luật về kinh doanh lưu trú, dịch vụ có tính chất thể thao, hướng
dẫn đưa khách thăm quan; đảm bảo ANTT, phòng - chống cháy, nổ; quy định về tôn
giáo, tín ngưỡng. Đối với các khu bến bãi, kiểm tra công tác bố trí, sắp xếp
bãi điều hành phương tiện giao thông, việc chấp hành quy định trong quá trình
vận chuyển khách; thu vé, phí thăm quan; vệ sinh môi trường. Song, để lễ hội
phát huy nét đẹp, người tham gia cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định.
Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về quy chế, thực hiện nếp
sống văn minh trong lễ hội.
Cẩm
Lệ
(HBDT) - Ngày 17/1, Công ty CP đầu tư Du lịch Hòa Bình đã khai trương tour du lịch tâm linh và trải nghiệm du thuyền Hồ Hòa Bình.
Đó là nhận định của nghệ sĩ Trung Hiếu về câu chuyện hài Tết ngày nay đang ngày càng lạm dụng các cảnh hở hang để câu khách.
(HBĐT) - Ngày 16/1, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phát triển du lịch năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sau hai tháng khởi công xây dựng, ngày 13/1, Phòng Dân tộc huyện Lương Sơn đã tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng xóm Bặc Rặc (xã Tân Thành) cho địa phương quản lí, sử dụng.
(HBĐT) - Ngày 15/1, BCĐ Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và BCĐ Công tác gia đình tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tiếng ping… pồng… ping… vang khắp núi rừng báo hiệu lễ hội khai mùa Mường Thàng (Cao Phong) bắt đầu. Các mế, các mẹ, những thiếu nữ diện trang phục rực rỡ sắc màu tham gia đánh chiêng khai hội. Tiếng chiêng trầm bổng hối thúc mọi người khắp nơi tụ hội về tham dự lễ hội khai mùa Mường Thàng.