(HBĐT) - Huyện Yên Thủy còn khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt, ở một số xã, tỷ lệ hộ nghèo trên 50% đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào xây dựng làng văn hóa. Ngoài ra, phong trào còn chịu sự tác động tiêu cực của việc gia tăng tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội, một số địa phương chưa vào cuộc tích cực, tình trạng sinh con thứ 3… đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào.


Đa số các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thủy là nhà cấp 3, cấp 4, chưa đạt chuẩn. ảnh: Nhà văn hóa xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết.

 

Đưa chúng tôi đi thăm các thiết chế văn hóa của địa phương, đồng chí Bùi Trọng Thủy, Phó phòng VH -TT huyện Yên Thủy trăn trở: Tính đến tháng 1/2018, trên địa bàn huyện có 125/158 xóm, khu phố có nhà văn hóa (đạt tỷ lệ 79%). Tuy nhiên, đa số nhà văn hóa đều là nhà cấp 3, cấp 4. Thực hiện chương trình cung cấp trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa cơ sở huyện đã có 43 nhà văn hóa, khu phố, 1 nhà văn hóa xã, 1 nhà văn hóa trung tâm huyện. Nhìn chung các xã, thị trấn đã ưu tiên dành quỹ đất quy hoạch xây dựng thiết chế nhà văn hóa và các công trình thể thao trên địa bàn xóm, khu phố. Tuy nhiên, tại một số địa phương, cơ sở do quỹ đất dành cho xây dựng các công trình công cộng eo hẹp nên việc bố trí quy hoạch đất xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao chưa đảm bảo diện tích theo đúng các thông tư do Bộ VH -TT&DL quy định.

Thiếu nhà văn hóa, nhà văn hóa không đạt chuẩn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các khu dân cư. Ngoài thiếu và yếu về thiết chế văn hóa, vấn đề sinh con thứ 3 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào xây dựng làng văn hóa của huyện Yên Thủy.

Theo số liệu thống kê, năm 2017, huyện Yên Thủy có 94 cháu sinh ra là con thứ 3, trong đó có 4 trường hợp sinh con thứ 3 là đảng viên và 3 trường hợp là cán bộ, viên chức. Đặc biệt, 25/28 xã, thị trấn có người sinh con thứ 3. Tất cả các chỉ số này đều tăng so với năm 2016. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến công tác dân số - KHHGĐ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến phong trào xây dựng làng văn hóa, bởi các khu dân cư, làng bản nếu có trường hợp sinh con thứ 3 đều không được bình xét khu dân cư văn hóa.

Ngoài ra, đồng chí Phó trưởng phòng VH -TT huyện thẳng thắn nhìn nhận: Các xã, ban, ngành vẫn chưa có những giải pháp mới, hiệu quả để đẩy mạnh phong trào nên kết quả đạt được chưa cao. Có nơi phong trào chưa có chiều sâu. Sự phối hợp của các ban, ngành vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phong trào. Đặc biệt, quá trình xây dựng đơn vị văn hóa có nơi nặng về hình thức, có nơi chỉ coi trọng giá trị văn hóa truyền thống, sinh hoạt lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà xem nhẹ phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội khác. Cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội khác.

Do vậy năm 2017, số làng đạt tiêu chuẩn văn hóa chỉ có 96 làng (chiếm 60,75% tổng số làng).

Để hoàn thành mục tiêu năm 2018 toàn huyện sẽ có 101/155 làng, khu phố (tương đương 65,16%) đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, huyện Yên Thủy đang tập trung triển khai một số giải pháp. Trước tiên là tranh thủ các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa nói chung, nhà văn hóa đạt chuẩn nói riêng. Đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền cả bề rộng lẫn chiều sâu, đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền. Quan tâm phát huy vai trò các thiết chế văn hóa, vai trò của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, làm cho mỗi đoàn viên, hội viên nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tác dụng của cuộc vận động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Dương Liễu


 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn bảo tồn, phát triển văn hóa chiêng Mường

(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường xem chiêng như vật báu, thậm chí chiêng được coi là có linh hồn, không chỉ sử dụng trong việc gia đình mà còn dùng nhiều trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ mừng cơm mới, đón Tết, hội hè, đám cưới, kể cả đi sắn bắn hoặc báo tin. Với người Mường Hòa Bình nói chung, người Mường Vang (Lạc Sơn) nói riêng, chiêng là nhạc khí dân tộc, âm thanh quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa.

Hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Kỳ Sơn đã phát triển mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, QP-AN ở địa phương.

Triển khai nhiệm vụ công tác Văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2018

(HBĐT) - Ngày 25/1, Sở VH,TT&DL tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác VH,TT,DL và gia đình năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018. Dự hội nghị có các đồng chí Đinh Văn Dực – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Quản lý lễ hội - phát huy nét đẹp, khắc phục tồn tại

(HBĐT) - Năm 2017, trên địa bàn tỉnh tổ chức 59 lễ hội, trong đó, 6 lễ hội quy mô cấp huyện và 53 lễ hội cấp xã, xóm. Sở VH-TT&DL trình UBND tỉnh cho phép phục dựng 4 lễ hội truyền thống: Lễ hội Gầu Tào, xã Pà Cò (Mai Châu); lễ hội Đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình); lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng (Đà Bắc); lễ hội Mường Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Cảnh giác trước lời mời mua vé xem chương trình Táo quân 2018

Liên quan đến những thắc mắc của khán giả về vé xem Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2018, đại diện Trung tâm Sản xuất Phim Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (đơn vị sản xuất chương trình) cho biết, Táo quân 2018 là chương trình không bán vé. Thay vào đó, ban tổ chức sẽ chỉ có số lượng hạn chế giấy mời xem các buổi ghi hình.

Lễ hội chùa Hương 2018: "Không để tái diễn hình ảnh phản cảm"

Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, năm nay, lễ hội sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới. Bên cạnh đó, ban tổ chức sẽ siết chặt công tác quản lý, để đảm bảo mùa lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục